Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày được tính như thế nào?
Mẹ tôi bị bệnh ung thư cổ tử cung nên phải nằm viện liên tục. Tôi muốn hỏi ung thư cổ tử cung có phải là bệnh ốm đau dài ngày không? Nếu là bệnh ốm đau dài ngày thì mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày được tính như thế nào? Nó có giống với mức hưởng của ốm đau thông thường không?
- Mức hưởng chế độ ốm đau do bệnh dài ngày khi có ngày lẻ
- Ngã gãy tay thì có được hưởng chế độ ốm đau dài ngày không?
Dịch vụ tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, ung thư cổ tử cung có phải bệnh dài ngày không?
Căn cứ Điều 1 và Điều 2 Thông tư 46/2016/TT-BYT quy định:
“Điều 1. Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày
1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.
2. Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày là cơ sở để thực hiện chế độ, quyền lợi cho người lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội…”
“Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2017.”
Như vậy, Thông tư 46/2016/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/03/2017 có ban hành kèm theo Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày là cơ sở để thực hiện chế độ, quyền lợi cho người lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Đối chiếu với Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày thì ung thư cổ tử cung là bệnh dài ngày. Vì thế trường hợp này mẹ bạn sẽ được hưởng theo chế độ ốm đau dài ngày.
Thứ hai, mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày được tính như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về mức hưởng chế độ ốm đau như sau:
“Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.”
Như vậy, mức hưởng chế độ ốm đau một ngày của người lao động đó sẽ bằng 75% mức lương của tháng liền kề trước khi nghỉ việc : 24 x số ngày nghỉ (áp dụng cho thời gian nghỉ 180 ngày). Nếu mẹ bạn nghỉ quá 180 ngày thì số ngày vượt quá sẽ được tính tùy theo thời gian bạn đóng BHXH:
- Nếu bạn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên thì mức hưởng bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
- Nếu bạn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm thì mức hưởng bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
- Nếu bạn đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm thì mức hưởng bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày được tính như thế nào?
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về vấn đề “Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày được tính như thế nào?” bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Hồ sơ để NLĐ hưởng chế độ ốm đau dài ngày gồm giấy tờ gì?
Trường hợp như thế nào mới được xác đinh là ốm đau dài ngày?