Nội dung câu hỏi:
Chào anh chị, Công ty em có trụ sở ở Chương Mỹ – Hà Nội nhưng lại có nhà máy sản xuất ở huyện Ứng Hòa. Vậy lương tối thiểu vùng bên em sẽ áp dụng là theo địa chỉ nhà máy sản xuất đúng không ạ? Vì tất cả công nhân làm việc ở nhà máy hết. Ứng Hòa chỉ đặt nơi sản xuất chứ không đăng ký chi nhánh gì hết hay đại diện ạ.
- Mức lương tối thiểu vùng năm 2022 là bao nhiêu?
- Đóng BHXH theo lương tối thiểu vùng thì bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu?
- Tăng lương tối thiểu vùng có ảnh hưởng đến lương hưu?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về Mức lương tối thiểu vùng khi trụ sở chính và nơi sản xuất khác nhau; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
“Điều 3. Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng
(Đơn vị: đồng/tháng) |
Mức lương tối thiểu giờ
(Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.960.000 | 23.800 |
Vùng II | 4.410.000 | 21.200 |
Vùng III | 3.860.000 | 18.600 |
Vùng IV | 3.450.000 | 16.600 |
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.”
Như vậy, từ ngày 1/7/2024 mức lương tối thiểu vùng đã được điều chỉnh tăng so với Nghị định 38/2022/NĐ-CP trước đó. Cụ thể các vùng lương như sau:
– Vùng I: 4.960.000
– Vùng II: 4.410.000
– Vùng III: 3.860.000
– Vùng IV: 3.450.000
Ap dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động
Căn cứ điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 3. Mức lương tối thiểu
3. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
b) Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
c) Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
d) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
đ) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
e) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục kèm theo Nghị định này.“
Theo quy định trên, trường hợp người sử dụng lao động có đơn vị và chi nhánh hoạt động ở các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
Chương Mỹ và Ứng Hòa thuộc vùng lương nào?
Căn cứ vào Phụ lục Nghị định 74/2024/NĐ-CP thì các vùng lương được quy định như sau:
“1. Vùng I, gồm các địa bàn:
– Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
2. Vùng II, gồm các địa bàn:
– Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;”
Như vậy, Chương Mỹ thuộc vùng lương I còn Ứng Hòa đều thuộc Vùng lương II. Tuy nhiên, như thông tin bạn cung cấp thì: công ty bạn đăng ký kinh doanh ở Chương Mỹ và có nhà máy sản xuất ở huyện Ứng Hòa, khu vực nhà máy lại không có đăng ký chi nhánh hoạt động. Do đó, việc đóng bảo hiểm và xác định vùng lương sẽ được áp dụng theo địa chỉ trụ sở chính là vùng I – khu vực Chương Mỹ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Xác định mức lương tối thiểu vùng đóng BHXH khi không làm việc ở trụ sở công ty
- Thời hạn nộp hồ sơ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng
Mọi vấn đề còn vướng mắc về: Mức lương tối thiểu vùng khi trụ sở chính và nơi sản xuất khác nhau. Xin vui lòng gọi điện thoại tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Như thế nào là đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ?
- Các trường hợp khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến từ ngày 01/03/2021
- Hồ sơ hưởng tiền trợ cấp tuất cho người đóng BHXH tự nguyện
- Thời điểm thẻ BHYT của đối tượng hộ gia đình có giá trị sử dụng
- Thủ tục xin cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ nhỏ mới sinh