Muốn thay đổi nơi KCB ban đầu cần làm thủ tục thế nào?
Tôi đang tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, muốn thay đổi nơi KCB ban đầu thì phải thủ tục như thế nào? Tôi có thể đăng kí khám chữa bệnh ban đầu ở đâu? Tôi nộp hồ sơ thì sau bao nhiêu ngày tôi được giải quyết?
- Thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu cần phải làm những thủ tục gì?
- Thời gian cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trong bao lâu?
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, muốn thay đổi nơi KCB ban đầu cần làm thủ tục thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH:
“4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT
4.1. Thành phần hồ sơ
a) Người tham gia
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).”
Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại Phiếu giao nhận hồ sơ 610/……/THE, áp dụng từ ngày 27/11/2017 về thay đổi mã quyền lợi khám chữa bệnh; thay đổi nơi khám chữa bệnh; thay đổi thông tin in trên thẻ; bổ sung mã nơi đối tượng sinh sống; đổi thời điểm hưởng đủ 05 năm liên tục; cấp thẻ BHYT cho kỳ trước do thiếu thông tin.
Theo đó, về thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
+) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người);
+) Thẻ BHYT cũ còn giá trị.
Như vậy, bạn cần chuẩn bị giấy tờ này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận huyện nơi cấp thẻ cho bạn để làm thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh.
Thứ hai, có thể đăng kí khám chữa bệnh ban đầu ở đâu?
Căn cứ theo quy định tại điều 8 Thông tư 40/2015/TT-BYT về nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu:
“Điều 8. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã, tuyến huyện
Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.”
Dẫn chiếu đến điều 3 và điều 4 của Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định về các cơ sở khám bệnh được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu:
– Điều 3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã và tương đương
– Điều 4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến huyện và tương đương
Theo đó, bạn có thể đăng kí nơi khám chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tuyến xã, tuyến huyện và tương đương. Trong đó, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là cơ sở khám chữa bệnh có kí hợp đồng khám chữa bệnh với tổ chức BHYT.
Thứ ba, thời gian giải quyết hồ sơ thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
Căn cứ theo quy định tại điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về thời gian cấp thẻ như sau:
“Điều 30. Cấp thẻ BHYT
2. Cấp lại, đổi thẻ BHYT
2.1. Trường hợp không thay đổi thông tin: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Từ ngày 01/01/2019 trở đi: trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2.2. Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.”
Như vậy, trường hợp bạn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế thì trong vòng tối đa 03 ngày làm việc kể từ khi cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ thì bạn sẽ được nhận lại thẻ mới.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
->Thanh toán lại chi phí điều trị khi không mang thẻ bảo hiểm y tế
- Lao động nữ về hưu đúng tuổi hưởng tỷ lệ lương hưu như thế nào?
- Năm 2021 có thể nhận tiền BHXH 1 lần khi nghỉ ngang ở công ty cũ?
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
- Mất thẻ BHYT theo diện hưởng TCTN có được mua thẻ BHYT tự nguyện không?
- Cách tính trợ cấp ngày nghỉ khám thai của lao động nữ năm 2021