Người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã hội có được không?
Chào anh chị tư vấn. Tôi muốn hỏi trong trường hợp người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã hội thì phải làm sao? Nếu có phạt thì ai là người chịu trách nhiệm? Xin cảm ơn
- Công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động bị phạt thế nào?
- Mức phạt đối với trường hợp chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động
- Tự đóng bảo hiểm xã hội khi công ty không đóng cho nhân viên
- Người lao động không muốn tham gia BHTN được không?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Với trường hợp người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã hội Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.”
Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng từ 3 tháng trở lên sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Thứ hai, xử phạt hành chính người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã hội:
Pháp luật hiện hành không có quy định xử phạt khi người lao động sẽ bị phạt khi không muốn đóng bảo hiểm xã hội. Hiện nay chỉ có quy định trường hợp người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội. Căn cứ Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:
“Điều 38. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy định.”
Theo đó, nếu người lao động có thỏa thuận với người sử dụng lao động để không tham gia bảo hiểm thì người lao động sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng..
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội.
+ Trường hợp người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội thì sẽ bị xử phạt hành chính.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại bài viết:
Người lao động không muốn chốt sổ bảo hiểm
Cách tính tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Công ty có phải bồi thường cho NLĐ bị TNLĐ do lỗi của họ
- Ra nước ngoài định cư có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
- Có phải đóng BHXH khi nghỉ việc 15 ngày trong tháng
- Tự đi khám tại bệnh viện nội tiết trung ương được thanh toán viện phí không?
- Công ty không trả sổ BHXH cho NLĐ khi đã nghỉ việc có đúng không?