Nhận tiền thai sản khi có hai sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?
Nhận tiền thai sản khi có hai sổ bảo hiểm xã hội như thế nào? Cho em hỏi ạ, chị em hiện đang mang bầu gần 7 tháng, chị đã đóng bảo hiểm xã hội từ 7/2018-11/2018, chị em nghỉ làm, ngừng đóng bảo hiểm, 3/2019, chị ấy đi làm lại, và có đóng tiếp bảo hiểm xã hội, nhưng công ty không nối sổ mà đóng sổ mới.
Cho em hỏi em nghe nói có quy định về vấn đề mỗi người lao động chỉ có 1 sổ thôi đúng không? Có phải làm thủ tục xóa tên bớt 1 sổ không? Trường hợp có 2 sổ có được giải quyết chế độ thai sản không? Hiện tại chị em đã nghỉ việc và chị em có 2 sổ thì hồ sơ thai sản cần những giấy tờ gì? Mong tổng đài tư vấn giúp em, em xin cảm ơn rất nhiều ạ.
- Có 2 sổ BHXH thì có ảnh hưởng đến việc hưởng chế độ thai sản không?
- Có được hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc?
Tổng đài tư vấn chế độ thai sản trực tuyến: 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Nhận tiền thai sản khi có hai sổ bảo hiểm của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về vấn đề Nhận tiền thai sản khi có hai sổ bảo hiểm
Căn cứ vào Khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH quy định như sau:
“72. Sửa đổi, bổ sung Điều 46 như sau:
“Điều 46. Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH
Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH đối với một người có từ 2 sổ BHXH trở lên được quản lý theo Điều 33b.
2. Gộp sổ BHXH và hoàn trả
Trường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu; lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện:
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau: Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp.
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau: lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 43.”
Theo đó, đối với trường hợp người lao động có hai sổ bảo hiểm trở lên và không có thời gian đóng trùng thì phải tiến hành gộp sổ. Và chỉ khi tiến hành thủ tục gộp sổ thì người lao động mới được giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; bạn đã đóng bảo hiểm xã hội từ 7/2018-11/2018, chị bạn nghỉ làm, ngừng đóng bảo hiểm, 3/2019, chị ấy đi làm lại, và có đóng tiếp bảo hiểm xã hội, nhưng công ty không nối sổ mà đóng sổ mới. Trường hợp chị bạn đang có 2 sổ BHXH thì phải gộp sổ BHXH để được giải quyết chế độ thai sản theo quy định.
Thứ hai, về thủ tục gộp sổ BHXH
Căn cứ Khoản 3 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
3. Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995
3.1. Thành phần hồ sơ
a) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1 -TS).
b) Hồ sơ kèm theo (Mục 1, 2 Phụ lục 01).
3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”
Bên cạnh đó, Phiếu giao nhận 621/…/SO hướng dẫn về hồ sơ gộp sổ BHXH gồm các loại giấy tờ sau đây:
(-) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1 – TS);
(-) Sổ BHXH gốc, các sổ BHXH khác kèm đầy đủ các tờ rời;
(-) Phiếu yêu cầu gộp sổ (nếu có).
Theo đó, bạn phải nộp hồ sơ theo quy định trên cho cơ quan BHXH nơi hiện tại bạn đang tham gia đóng BHXH.
Thứ ba, điều kiện hưởng chế độ thai sản
Căn cứ điểm b Khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Lao động nữ sinh con;
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”
Như vậy, với trường hợp của bạn về điều kiện được hưởng chế độ thai sản, bạn cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con và khi bạn đã làm thủ tục gộp sổ BHXH thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản.
Thứ tư, về hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH về hồ sơ hưởng chế độ thai sản:
“Điều 4. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
2.2.2. Lao động nữ sinh con:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.”
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:
“Điều 14. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ thai sản
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.”
Vậy, để được hưởng chế độ thai sản thì bạn phải nộp bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con. Với trường hợp bạn đã nghỉ việc ở công ty thì phải nộp giấy tờ trên và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mình cư trú.
Trên đây là bài viết về vấn đề Nhận tiền thai sản khi có hai sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?
Nếu còn vướng mắc về Nhận tiền thai sản khi có hai sổ bảo hiểm bạn vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 19006172 để được tư vấn, giải đáp.
->Nơi nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản sau khi đã nghỉ việc
- Quy định về đối tượng BHYT được khám chữa bệnh ưu tiên
- Mức hưởng BHYT dành cho đối tượng hộ cận nghèo đi KCB trái tuyến
- NLĐ làm hết ngày 15 thì có được đóng BHXH để tính hưởng thai sản không?
- Cách giải quyết khi quá hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
- Có được tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động cao tuổi?