Phá thai do nhỡ kế hoạch có được nghỉ dưỡng sức
Phá thai do nhỡ kế hoạch có được nghỉ dưỡng sức? Tôi mới đi phá thai vì nhỡ kế hoạch và được cơ sở y tế cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp này, tôi có được nghỉ chế độ dưỡng sức sau thai sản hay không?
- Phá thai có được nghỉ dưỡng sức không?
- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản và thời gian nộp
- Có được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi nạo thai?
Tư vấn chế độ ốm đau:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.”
Như vậy:
Chỉ khi phá thai bệnh lý mới được hưởng chế độ thai sản và chế độ nghỉ dưỡng sức sau thai sản còn trường hợp của bạn là phá thai do nhỡ kế hoạch, vì vậy, bạn sẽ không được nghỉ dưỡng sức sau thai sản.
Tuy nhiên, do bạn phá thai và được cơ sở y tế cấp giấy xác nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội nên bạn được nghỉ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
“Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.”
Tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 7 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau:
“1. Người lao động đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm, kể cả người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 29 của Luật bảo hiểm xã hội“.
Như vậy, nếu bạn đã nghỉ đủ chế độ ốm đau từ 30 ngày trở lên trong năm mà trong 30 ngày đầu quay trở lại làm việc sau khi phá thai do nhỡ kế hoạch sức khỏe chưa phục hồi sẽ được giải quyết nghỉ dưỡng sức. Còn nếu chưa nghỉ đủ 30 ngày thì bạn cần xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc giấy ra viện để tiếp tục được giải quyết chế độ ốm đau.
Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau và thời gian nộp
Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức sau ốm đau
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Có được giảm tiền đóng khi mua BHYT tự nguyện trong năm 2023?
- Người lao động được hỗ trợ kinh phí học nghề tối đa bao nhiêu tháng?
- Thời hạn cấp đổi thẻ BHYT khi bị sai thông tin năm 2021
- Có được hoàn lại tiền BHYT khi mất trước khi thẻ có hiệu lực
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?