Nội dung câu hỏi:
Kính thưa anh chị! Trường hợp của em đang thắc mắc. Em có làm ở 1 công ty. Trong hợp đồng không ghi nội dung gì liên quan đến trừ 1 tháng lương thì mới được chốt sổ bảo hiểm. Công ty lại ko thanh toán lương cho em. công ty làm sản lượng , em thấy công việc không phù hợp nên em có xin đơn nghỉ nhưng phía công ty không kí cho nghỉ. Rồi em ốm, em không đi làm được nên em nghỉ có báo qua tổ trưởng. vậy, em hỏi có luật nào( không thanh toán lương cho công nhân hay chốt bảo hiểm phải trả 1 tháng lương thì mới được chốt sổ không ạ?
- Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội năm 2024
- Người lao động có thể tự chốt sổ bảo hiểm xã hội không?
- Khởi kiện công ty chốt sổ bảo hiểm xã hội không đúng
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi :Phải trả 1 tháng lương mới được chốt sổ bảo hiểm xã hội? đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Khi nào người lao động phải trả 1 tháng lương khi nghỉ việc?
Căn cứ tại Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động như sau:
“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”
Theo quy định vừa nêu, trừ các trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 2 như : người lao động Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;… thì người lao động phải có nghĩa vụ thông báo trước cho người sử dụng được biết theo thời hạn quy định của bộ luật khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Mặt khác, Khoản 2 Điều 40 Bộ luật lao động 2019 có quy định về nghĩa vụ bồi thường khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.”
Như vậy, khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không thực hiện việc báo trước theo đúng quy định của pháp luật thì người lao động sẽ phải bồi thường số tiền lương tương ứng với thời gian mà người lao động vi phạm nghĩa vụ báo trước.
Trường hợp người lao động đang thực hiện loại hợp đồng xác định thời hạn từ 12 tháng tới 36 tháng, khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không thông báo trước 30 ngày thì người lao động phải có trách nhiệm bồi thường tiền lương tương ứng với 30 ngày.
Có quy định về việc Phải trả 1 tháng lương mới được chốt sổ bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động 2019 có quy định về trách nhiệm của các bên khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:”
Như vậy, pháp luật lao động hiện tại không có quy định về việc Phải trả 1 tháng lương mới được chốt sổ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật do không thực hiện nghĩa vụ thông báo trước sẽ bị người sử dụng lao động giữ lại tháng lương cuối cùng hoặc yêu cầu người lao động phải bồi thường tiền vi phạm trước khi thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Kết luận:
Nếu bạn đang thực hiện hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên với công ty mà bạn không thực hiện việc thông báo trước 30 ngày khi nghỉ việc thì công ty đã trừ luôn tháng lương cuối của bạn vào tiền bồi thường nghĩa vụ thông báo trước khi nghỉ việc chứ không Phải là bạn phải trả 1 tháng lương mới được chốt sổ bảo hiểm xã hội. Khi bạn đã bồi thường việc vi phạm nghĩa vụ thông báo trước khi nghỉ việc thì công ty sẽ thực hiện trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
- Thời gian chốt sổ bảo hiểm xã hội là bao lâu?
- Không chốt sổ có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?
- Quá hạn nộp hồ sơ nhận tiền TCTN 4 ngày có được hưởng nữa không?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về Phải trả 1 tháng lương mới được chốt sổ bảo hiểm xã hội?; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Điều kiện nhận lương hưu của cán bộ không chuyên trách ở xã
- Đã ký HĐLĐ xác định thời hạn 2 lần có được gia hạn hợp đồng?
- Nghỉ việc rồi có được hưởng chế độ thai sản không?
- Thời gian nghỉ dưỡng sức có phải nằm trong 30 ngày đầu trở lại làm việc?
- Chế độ thai sản của chồng người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ