Quy định của pháp luật về nghỉ điều trị ngoại trú
Cho tôi hỏi tôi nằm viện có giấy ra viện ghi thời điểm nhập viện từ 15/02/2021 và ra viện ngày 20/02/2021, ngoài ra phần ghi chú của giấy ra viện còn ghi cho tôi nghỉ thêm 10 ngày ngoại trú. Khi tôi nộp giấy này cho công ty thì họ nói cần giấy nghỉ hưởng BHXH thì tôi mới được nghỉ điều trị ngoại trú có đúng không?
- Quy định về thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau
- Điều kiện hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau
- Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau và thời gian nộp
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn , với trường hợp của bạn về nghỉ điều trị ngoại trú, chúng tôi xin được trả lời bạn như sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên”.
Như vậy, thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường như sau:
- Được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
- 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
- 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Bạn cho biết, bạn nằm viện có giấy ra viện ghi thời điểm nhập viện từ 15/02/2021 và ra viện ngày 20/02/2021, ngoài ra phần ghi chú của giấy ra viện còn ghi cho tôi nghỉ thêm 10 ngày ngoại trú. Nếu như bạn chưa nghỉ hết thời gian hưởng chế độ ốm đau thì vẫn sẽ được hưởng chế độ ốm đau.
Bên cạnh đó, căn cứ Phụ lục II Thông tư 56/2017/TT-BYT hướng dẫn cách điền Mẫu giấy ra viện như sau:
“III. Phần ghi chú:
Ghi lời dặn của thầy thuốc, Cách ghi lời dặn của thầy thuốc trong một số trường hợp:
– Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú: Ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày.”
Như vậy, trong trường hợp điều trị nội trú (nằm viện) mà người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú thì ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện. Do đó, trên giấy ra viện của bạn có ghi thêm 10 ngày nghỉ ngoại trú là hợp pháp. Theo đó, công ty phải lập hồ sơ để hưởng chế độ cho bạn như đúng tinh thần mà pháp luật đã quy định.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, trường hợp của bạn, công ty bạn yêu cầu phải nộp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH là trái với quy định.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề Quy định của pháp luật về nghỉ điều trị ngoại trú của bạn. Ngoài ra, để biết quyền lợi của mình, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Hướng dẫn điền mẫu C70a-HD khi hưởng chế độ ốm đau
Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau ngắn ngày
Mọi thắc mắc về Quy định của pháp luật về nghỉ điều trị ngoại trú, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Mượn hồ sơ đi làm thì có lấy được bảo hiểm xã hội một lần?
- Uỷ quyền thông báo tình trạng tìm kiếm việc làm khi sinh con
- Bị tạm dừng hay chấm dứt hưởng TCTN khi tìm được việc làm mới?
- Đối tượng bảo hiểm y tế DK 2 đi khám trái tuyến được hưởng bao nhiêu?
- Mới đóng 3 tháng bảo hiểm có được trợ cấp một lần khi vợ sinh