Quy định về chế độ xin nghỉ dưỡng thai và thủ tục thực hiện
Xin chào tổng đài tư vấn! Tôi đã đóng bảo hiểm từ năm 2014 đến nay. Giờ tôi đang mang thai được 6 tháng. Ngày dự sinh của tôi là gần cuối tháng 2/2024. Tôi đi khám thai thì được bác sỹ ở bệnh viện phụ sản chỉ định phải xin nghỉ dưỡng thai ở tháng cuối (do tôi mang song thai). Cho tôi hỏi chế độ xin nghỉ dưỡng thai và thủ tục như thế nào? Hiện tại mức đóng bảo hiểm 6 tháng liền kề của tôi là 6.000.000 đồng. Vậy khi nghỉ thai sản thì số tiền tôi sẽ được nhận là bao nhiêu?
- Sau khi đã nghỉ việc tới đâu để được giải quyết chế độ thai sản?
- Chồng làm sĩ quan quân đội thì có được hưởng chế độ thai sản không
- Nhận chế độ thất nghiệp có được nhận chế độ thai sản nữa không?
Tư vấn chế độ thai sản:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề xin nghỉ dưỡng thai; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về chế độ nghỉ dưỡng thai và thủ tục thực hiện:
Căn cứ Điều 138 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:
“Điều 138. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
2. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.”
Như vậy, bạn phải nghỉ dưỡng thai ở tháng cuối thì bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:
+ Báo trước cho người sử dụng lao động thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định;
+ Có ý kiến đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Lưu ý: trong thời gian này bạn không được công ty trả lương và cũng không được cơ quan BHXH trả trợ cấp.
Thứ hai, về mức hưởng chế độ thai sản:
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;”
Tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy:
Hiện tại mức lương đóng bảo hiểm 6 tháng liền kề của bạn là 4.310.000 đồng. Vậy khi nghỉ thai sản thì số tiền bạn sẽ được nhận là 6.000.000 x 6 = 36.000.000 đồng. Bên cạnh đó, bạn còn được trợ cấp 01 lần bằng 02 tháng lương cơ sở tại thời điểm bạn sinh con.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
- Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc trước sinh con?
- Các trường hợp có đóng BHXH nhưng không được áp dụng chế độ thai sản
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Đóng bảo hiểm chưa đủ 15 năm có được hưởng tuất hàng tháng?
- Người sử dụng lao động đóng BHXH cho nhân viên theo mức lương nào
- Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng lương hưu
- Thời hạn lao động nam nộp hồ sơ hưởng thai sản khi vợ sinh con mới nhất
- Đóng đủ 20 năm BHXH tự nguyện rồi thì có bắt buộc phải đóng tiếp?