Quy định về hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bị tai nạn giao thông
Quy định về hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bị tai nạn giao thông? Kính gửi tổng đài tư vấn! Cho em hỏi trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông (không phải tai nạn lao động) nghỉ việc từ 05/9-16/9 và có giấy ra viện (từ ngày 01-04 vẫn đi làm bình thường) sau đó nghỉ không lương đến cuối tháng. Công ty tôi ngày nghỉ là chủ nhật. Như vậy, trường hợp này đơn vị báo nghỉ không lương hay ốm ngắn ngày ạ?
- Điều kiện để được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau ngắn ngày
- Điều kiện hưởng chế độ ốm đau của người lao động
- Bị ốm trong thời gian nghỉ việc riêng có được hưởng chế độ ốm đau?
Tư vấn chế độ ốm đau:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn: Quy định về hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bị tai nạn giao thông; chúng tôi xin được trả lời bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 3,
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại điều khoản 4, khoản 5, Điều 42 Thông tư 59/2015/TT- BLĐTBXH thì :
“Điều 42. Quản lý đối tượng
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó, thời gian này không được tính để hưởng BHXH. Và người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH.
Trong trường hợp này người lao động của công ty bạn có nghỉ từ ngày 05/09 đến ngày 16/09 có giấy ra viện và công ty bạn có ngày nghỉ là chủ nhật. Tuy nhiên, sau ngày 16/09 đến hết cuối tháng 9 người lao động đó có nghỉ không lương và thời gian nghỉ không lương này trừ ngày nghỉ hàng tuần là 12 ngày.
Tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172
Vậy, dựa trên nguyên tắc chi trả của bên bảo hiểm thì do người lao động bị tai nạn giao thông và không phải là tai nạn lao động và người lao động có giấy chứng nhận nghỉ ốm đau từ ngày 5/9 đến 16/9 còn lại là nghỉ ốm đau đến hết tháng 9 nhưng không có giấy chứng nhận thì trong trường hợp này công ty bạn phải báo giảm ốm đau cho người lao động để người lao động đó không bị mất quyền lợi của mình.
Bởi theo nguyên tắc thì khi công ty bạn báo giảm không lương cho người lao động thì người lao động đó sẽ không được hưởng chế độ ốm đau của bên BHXH. Do vậy, để đảm bảo lợi ích cho người lao động bạn cần phải báo giảm ốm đau cho người lao động đó.
Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn về vấn đề Quy định về hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bị tai nạn giao thông của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
Hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau gồm giấy tờ gì?
Thời hạn nộp hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau theo quy định
- Hưởng BHTN khi đã có việc làm mới bị xử lý thế nào?
- Lao động nữ đủ 55 tuổi đóng BHXH dưới 10 năm muốn hưởng lương hưu
- Nhận quyết định hưởng trợ cấp khi TTDVVL nghỉ dịch Covid-19
- Tra cứu quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp qua tin nhắn như thế nào?
- Có phải đóng BHXH trong khi điều trị tai nạn lao động?