Tách khẩu có ảnh hưởng gì tới giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế?
Tách khẩu có ảnh hưởng tới giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế? Vợ tôi có hộ khẩu ở Bình Dương, tôi có hộ khẩu ở Hà Nội. Vợ tôi vừa tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình ở Bình Dương nhưng giờ vợ tôi muốn tách khẩu để chuyển ra Hà Nội cùng với tôi. Như vậy, các chế độ về bảo hiểm y tế mà vợ tôi đã tham gia có bị ảnh hưởng gì không?
- Thay đổi địa chỉ trên thẻ BHYT khi lấy chồng ở tỉnh khác
- Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu khi chuyển chỗ ở?
- Thủ tục đổi thẻ BHYT khi thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn. xin tư vấn cho bạn về tách khẩu có ảnh hưởng tới giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế như sau:
Theo quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 thì những người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng quy định tại Điều này.
Như vậy, chỉ cần có tham gia đóng bảo hiểm y tế và đang trong thời hạn sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế thì vợ của bạn vẫn được hưởng những quyền lợi khi đi khám chữa bệnh mà không phụ thuộc vào việc bạn có tách sổ hộ khẩu hay chuyển nơi cư trú.
Sổ hộ khẩu chỉ cần lúc đăng ký mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, không liên quan đến giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế.
Trong trường hợp của bạn thì để tiện cho việc khám chữa bệnh tại nơi đang cư trú thì vợ của bạn nên làm thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu.
Căn cứ quy định tại Phiếu giao nhận hồ sơ 610/………/THE quy định về hồ sơ để cấp lại hoặc đổi thẻ BHYT do mất, bị hư hỏng, điều chỉnh quyền lợi khám chữa bệnh và thay đổi nơi khám chữa bệnh hoặc đổi thời điểm hưởng từ đủ 5 năm liên tục. Theo đó :
– Hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu bao gồm :
1.Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người)
2.Thẻ BHYT cũ còn giá trị
Ngoài ra, phải nộp thêm Chứng minh thư nhân dân hoặc Giấy khai sinh (Bản sao có chứng thực).
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 22 Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi, bổ sung năm 2014:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Điều 26. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế”.
Như vậy, theo quy định trên, nếu bạn không muốn thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu thì bạn có thể xin giấy tạm trú ở địa phương nơi chồng bạn có hộ khẩu và đi khám ở cơ sở y tế xếp hạng tương đương với nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu. Và ngoài ra, bạn có thể đi khám, chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện nơi chồng bạn có hộ khẩu mà vẫn được hưởng quyền lợi như đi đúng tuyến.
Trên đây là bài viết về vấn đề tách khẩu có ảnh hưởng tới giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Có thể tự thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu BHYT không?
Thời hạn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu cho NLĐ
Mọi vấn đề vướng mắc về tách khẩu có ảnh hưởng tới giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế; xin vui lòng gọi điện tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Đóng 7 tháng BHXH trước sinh có bị thanh tra hồ sơ thai sản?
- Người lao động có được hưởng TCTN khi bị sa thải?
- Thời gian đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản khi sinh con
- Có được hưởng chế độ thai sản cùng trợ cấp thất nghiệp không?
- Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật hiện hành