Thai chết lưu 20 tuần có được hưởng chế độ dưỡng sức hay không?
Em bị thai chết lưu 20 tuần phải mổ để lấy bé ra thì có được hưởng chế độ dưỡng sức hay không? Nếu có thì được bao lâu thế ạ? Mức hưởng của những ngày nghỉ được tính như thế nào và hồ sơ em cần phải nộp vào công ty để hưởng dưỡng sức phải là giấy ra viện bản gốc đúng không ạ? Cách điền mẫu để giải quyết chế độ này như thế nào? Mong tổng đài tư vấn giúp em với ạ, em xin cảm ơn rất nhiều.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về chế độ dưỡng sức thai chết lưu 20 tuần; chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức
Căn cứ theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Dẫn chiếu đến Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền…”
Như vậy, trường hợp bạn bị thai chết lưu 20 tuần, phải mổ lấy bé ra thì sau thời gian nghỉ thai sản của bạn nếu trong khoảng 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe bạn chưa phục hồi thì bạn được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Có được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh sau khi nghỉ phép năm không?
Thứ hai, về thời gian nghỉ dưỡng sức
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định như sau:
“2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.”
Như vậy, trong trường hợp của bạn do bạn phải mổ để lấy bé ra nên số ngày bạn được nghỉ dưỡng sức sẽ do công ty bạn và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, thời gian tối đa bạn được nghỉ sẽ là 07 ngày.
Thứ ba, về cách tính mức hưởng dưỡng sức
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở”.
Dịch vụ tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo đó, cách tính mức hưởng dưỡng sức mỗi ngày sẽ bằng 30% mức lương cơ sở. Lương cơ sở hiện nay theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1.490.000 đồng nên mức hưởng dưỡng sức 1 ngày = 1.490.000 đồng x 30% = 447.000 đồng.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Nghỉ dưỡng sức sau sinh có được nhận tiền lương tháng đó không?
Thứ tư, về hồ sơ giải quyết chế độ dưỡng sức
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH:
“Điều 4. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
2.4. Trường hợp hưởng DSPHSK sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN: Hồ sơ theo quy định tạ khoản 3 Điều 100, khoản 5 Điều 101 Luật BHXH; khoản 1 Điều 60 Luật ATVSLĐ là Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập.”
Như vậy, theo quy định trên bạn không cần nộp giấy tờ gì, công ty sẽ khai báo vào mẫu 01B-HSB cho bạn để làm chế độ cho bạn.
Với chế độ dưỡng sức sau sinh, bạn điền vào phần II của Mục C trong mẫu 01B-HSB như sau:
Cột A: Ghi số thứ tự
Cột B: Ghi Họ và Tên của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH.
Cột 1: Ghi mã số BHXH của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH.
Cột 2: Ghi ngày/tháng/năm đầu tiên người lao động thực tế nghỉ việc hưởng chế độ theo quy định.
Cột 3: Ghi ngày/tháng/năm cuối cùng người lao động thực tế nghỉ hưởng chế độ theo quy định.
Cột 4: Ghi tổng số ngày thực tế người lao động nghỉ việc trong kỳ đề nghị giải quyết.
Cột C: Ghi số tài khoản, tên ngân hàng, chi nhánh nơi người lao động mở tài khoản; trường hợp người lao động không có tài khoản cá nhân thì bỏ trống.
Ví dụ: Số tài khoản 12345678xxx, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long.
Cột D: Ghi chỉ tiêu xác định điều kiện, mức hưởng (Chỉ kê khai đối với đơn vị thực hiện giao dịch điện tử không gửi kèm theo chứng từ giấy): Ghi ngày, tháng, năm trở lại làm việc sau thai sản.
Cột E: bỏ trống không ghi.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
->Thời hạn công ty nộp hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh cho người lao động
- Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất cho thân nhân bị suy giảm khả năng lao động
- Có được hưởng tiếp lương hưu khi đang chấp hành hình phạt tù?
- Sinh viên có bắt buộc phải đóng tiền BHYT và BHTN hay không?
- Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân người lao động
- Trực tiếp ra bưu điện gia hạn thẻ BHYT có được không?