Nội dung câu hỏi:
Ông nội em đang hưởng hưu vừa mới mất, em muốn hỏi những ai được coi là thân nhân để có thể nhận tiền tuất của ông em ạ? Nếu có một thân nhân đã mất rồi thì có cần ghi vào tờ khai thân nhân nữa không ạ?
- Để được nhận tiền tuất hàng tháng thì cần thỏa mãn những tiêu chí gì?
- Điền mẫu hồ sơ khi đủ điều kiện nhận hàng tháng nhưng lại muốn nhận tuất 1 lần
- Thân nhân hưởng trợ cấp tuất một lần bao gồm những ai
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi Thân nhân đã mất thì có cần ghi tên vào tờ khai thân nhân hay không tới chúng tôi. Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Ai được coi là thân nhân để được hưởng trợ cấp tuất;
Căn cứ Khoản 6 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
6. Thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.”
Theo quy định nêu trên, thân nhân được xác định theo Luât bảo hiểm xã hội gồm: con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia Bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo Luật hôn nhân và gia đình. Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người thân của người lao động sẽ được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Con của người lao động:
+ Con chưa đủ 18 tuổi.
+ Con từ đủ 18 tuổi trở lên bị suy giảm lao động từ 81% trở lên.
+ Con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai.
– Vợ hoặc chồng của người lao động không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở:
+ Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên.
+ Vợ dưới 55 tuổi hoặc chồng dưới 60 tuổi, đồng thời bị suy giảm lao động từ 81% trở lên.
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người lao động đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở:
+ Nam từ đủ từ đủ 60 tuổi trở lên hoặc dưới 60 tuổi mà bị suy giảm lao động từ 81% trở lên.
+ Nữ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc dưới 55 tuổi mà bị suy giảm lao động từ 81% trở lên.
Lưu ý: Trợ cấp tuất hằng tháng chỉ áp dụng với thân nhân của những người lao động sau:
– Đã đóng BHXH từ đủ 15 năm nhưng chưa hưởng BHXH 1 lần.
– Đang hưởng lương hưu.
– Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm lao động từ 61% trở lên.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Chế độ tử tuất cho thân nhân người đang hưởng lương hưu
Thân nhân đã mất có điền vào tờ khai 09-HSB không (Hướng dẫn điền Mẫu 09-HSB)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
TỜ KHAI CỦA THÂN NHÂN
I. Họ và tên người khai (1): …………………………………….; sinh ngày…. /…../……..; Nam/Nữ………..; Quan hệ với người chết:…………………………….
Số CMND/số căn cước công dân/hộ chiếu:………………………………..do …………………………….cấp ngày ……/….. /………;
Nơi cư trú (Ghi chi tiết số nhà, phố, tổ, thôn, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố): ………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại di động liên hệ:……………………………………………………………………………………………..
II. Họ và tên người chết: ………………………………….. mã số BHXH:……………………………………; chết ngày ……/……../……..
Nơi hưởng lương hưu/trợ cấp BHXH (đối với người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hàng tháng) hoặc đơn vị công tác (đối với người đang làm việc), nơi đóng BHXH (đối với người đang đóng BHXH tự nguyện, tự đóng tiếp BHXH bắt buộc), nơi cư trú (đối với người bảo lưu thời gian đóng BHXH) trước khi chết:…………………………………………………………………………………..
III. Danh sách thân nhân (Kê khai tất cả thân nhân theo thứ tự con, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng; thành viên khác trong gia đình mà người tham gia BHXH khi còn sống có nghĩa vụ nuôi dưỡng. Trường hợp thân nhân đã chết thì ghi “đã chết” vào cột “địa chỉ nơi cư trú” và không phải kê khai cột “ngày tháng năm sinh” và 4 cột ngoài cùng bên phải)
Số TT |
Họ và tên (Trường hợp nhận trợ cấp tuất tháng qua tài khoản thẻ ATM thì ghi bổ sung trong ngoặc đơn ngay dưới họ tên: số tài khoản…, ngân hàng mở tài khoản…, chi nhánh mở tài khoản…) |
Mối quan hệ với người chết (2) | Ngày, tháng, năm sinh | Địa chỉ nơi cư trú, số điện thoại
(Ghi chi tiết số nhà, phố, tổ, thôn, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố; ghi số điện thoại di động trong trường hợp nhận trợ cấp) |
Mã số BHXH/số CMND/ số căn cước công dân/ hộ chiếu (3) |
Mức thu nhập hàng tháng (4) |
(5) Loại trợ cấp tuất được hưởng |
|
Nam | Nữ | |||||||
1 |
|
|||||||
2 |
Trường hợp thân nhân hưởng trợ cấp tử tuất chưa đủ 15 tuổi hoặc bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự thì khai bổ sung:
Số TT |
Họ, tên người hưởng trợ cấp |
Họ, tên người đứng tên nhận trợ cấp (Trường hợp nhận trợ cấp tuất tháng qua tài khoản thẻ ATM thì ghi bổ sung trong ngoặc đơn ngay dưới họ tên: số tài khoản…, ngân hàng mở tài khoản…, chi nhánh mở tài khoản…) |
Mối quan hệ của người đứng tên nhận trợ cấp với người hưởng trợ cấp |
Mã số BHXH/số CMND/ số căn cước công dân/ hộ chiếu (3) (Nếu người đứng tên nhận trợ cấp trùng với thân nhân đã khai ở bảng trên khì không phải khai cột này) |
Địa chỉ nơi cư trú (Ghi chi tiết số nhà, phố, tổ, thôn, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố; Nếu người đứng tên nhận trợ cấp trùng với thân nhân đã khai ở bảng trên khì không phải khai cột này) |
Số điện thoại di động |
1 |
||||||
… |
IV. Người nhận trợ cấp mai táng, các khoản trợ cấp tuất một lần
1. Họ và tên người nhận trợ cấp mai táng (8):
2. Họ và tên người được cử nhận các khoản trợ cấp tuất một lần (8):
V. Cam kết của người khai: Tôi cam kết Tôi là người được các thân nhân thống nhất ủy quyền lập Tờ khai của thân nhân theo mẫu số 09-HSB Tôi xin cam đoan những nội dung kê khai trên đây là đầy đủ, đúng sự thật, nếu sai hoặc có khiếu kiện về sau tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đề nghị cơ quan BHXH xem xét, giải quyết chế độ tử tuất cho gia đình tôi theo quy định./.
(9)….
……, ngày …..tháng ….năm …. Chứng thực về chữ ký hoặc điểm chỉ của người khai (6) |
……, ngày …..tháng ….năm …. |
Xác nhận của các thân nhân về việc cử người đại diện kê khai, nhận trợ cấp một lần; về lựa chọn nhận trợ cấp tuất một lần (7)
Thân nhân |
Thân nhân |
Thân nhân |
Thân nhân |
HƯỚNG DẪN LẬP TỜ KHAI THEO MẪU SỐ 09-HSB
(1) Người khai theo thứ tự vợ hoặc chồng, con, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng. Trường hợp không còn các thân nhân nêu trên thì xác định người khai theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định của pháp luật về thừa kế thì tại cột “Mối quan hệ với người chết” trong Danh sách tại Mục III của Tờ khai, ghi: “người thừa kế” và người khai trong trường hợp này là người đại diện cho các thân nhân cùng hàng thừa kế nhận trợ cấp.
Trường hợp người chết chỉ có thân nhân chưa đủ 15 tuổi hoặc bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người khai là người đại diện hợp pháp của thân nhân theo quy định của pháp luật dân sự và tại cột “Mối quan hệ của người đứng tên nhận trợ cấp với người hưởng trợ cấp” ghi rõ “Người đại diện hợp pháp”.
(2) Ghi cụ thể mối quan hệ với người chết như: Con đẻ, con nuôi, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ, cha chồng, mẹ chồng, cha nuôi, mẹ nuôi; nếu là thành viên khác trong gia đình thì cũng ghi cụ thể như: ông, bà, con dâu, con rể, chị dâu, anh rể…
(3) Nếu đã có mã số BHXH thì phải ghi mã số BHXH; trường hợp chưa mã số BHXH thì ghi số CMND hoặc số hộ chiếu hoặc số thẻ căn cước, nếu không có thì không bắt buộc phải ghi;
(4) Ghi rõ mức thu nhập hàng tháng thực tế hiện có từ nguồn thu nhập như tiền lương, tiền công hoặc lương hưu hoặc loại trợ cấp cụ thể (nếu là trợ cấp người có công thì cũng ghi rõ là trợ cấp người có công) hoặc các nguồn thu nhập cụ thể khác để làm căn cứ xác định loại trợ cấp được hưởng là hàng tháng hay một lần.
(5) Thân nhân đối chiếu điều kiện để xác định loại trợ cấp được hưởng là hàng tháng hay một lần. Trường hợp chế độ được hưởng là trợ cấp tuất một lần thì để trống và mặc nhiên được hiểu là trợ cấp tuất một lần; trường hợp thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì ghi “Tuất tháng”; nếu hưởng trợ cấp tuất tháng do bị khuyết tật mức độ đặc biệt nặng hoặc suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên thì ghi: “Tuất tháng KT” hoặc “Tuất tháng 81%”; trường hợp thân nhân hoặc các thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng thống nhất 100% lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần thì ghi “Tuất tháng chọn tuất một lần”. Nếu tất cả các thân nhân đủ điều kiện hưởng tuất tháng không thống nhất lựa chọn hưởng tuất một lần thì loại trợ cấp được hưởng là trợ cấp tuất tháng.
Nếu số thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhiều hơn 4 người thì các thân nhân thống nhất lựa chọn và đánh số trong ngoặc đơn theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. Ví dụ: Tuất tháng (1).
(6) Chứng thực chữ ký hoặc điểm chỉ của người khai: Là chứng thực của chính quyền địa phương hoặc của Phòng Công chứng hoặc của Thủ trưởng trại giam, trại tạm giam trong trường hợp chấp hành hình phạt tù, bị tạm giam hoặc của Đại sứ quán Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam trong trường hợp cư trú ở nước ngoài.
Nếu Tờ khai từ 02 tờ rời trở lên thì giữa các tờ phải đóng dấu giáp lai của nơi chứng thực chữ ký hoặc điểm chỉ.
(7) Trường hợp thân nhân hưởng trợ cấp tuất một lần cử người khai làm đại diện nhận tiền trợ cấp một lần hoặc người đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất tháng mà lựa chọn tuất một lần thì ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ; nếu thân nhân dưới 15 tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ ký xác nhận; đồng thời ghi cụm từ “Người giám hộ” lên trước dòng họ tên.
(8) Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên người nhận trợ cấp mai táng; trường hợp người nhận trợ không thuộc số thân nhân có tên trong Tờ khai thì ghi bổ sung: Mã số BHXH (nếu đã được cấp) hoặc số CMND hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; địa chỉ chi tiết nơi cư trú; trường hợp nhận qua tài khoản thẻ thì ghi bổ sung: Số tài khoản, ngân hàng mở tài khoản, chi nhánh mở tài khoản). Trường hợp người nhận trợ cấp mai táng đồng thời là người được cử nhận các khoản trợ cấp tuất một lần thì ghi rõ vào cuối phần này: “Tôi đồng thời nhận các khoản trợ cấp tuất một lần”.
(9) Trường hợp thân nhân nộp hồ sơ chậm hơn so với thời hạn quy định thì giải trình lý do nộp chậm vào phần này.
Kết luận:
– Những người được coi là thân nhân của ông nội bạn bao gồm: Con đẻ, con nuôi của ông nội, bà nội của bạn; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ của ông nội bạn; hoặc thành viên khác trong gia đình mà ông nội bạn đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
– Trường hợp có một thân nhân đã mất thì cũng vẫn phải ghi vào tờ khai, đồng thời ghi “đã chết” vào cột “địa chỉ nơi cư trú”.
Tư vấn chế độ tử tuất trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thủ tục – Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất;
Căn cứ Điều 111 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Mục 3.7 Quyết định 222/QĐ-BHXH quy định về thủ tục làm chế độ tử tuất được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày mà thân nhân của bạn mất, gia đình bạn cần lập hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ tử tuất gồm nhưng giấy tờ sau:
– Bản sao Giấy chứng tử hoặc bản sao Giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao Quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
– Bản chính Tờ khai của thân nhân (mẫu 09-HSB).
– Sổ Bảo hiểm xã hội;
– Căn cước công dân của người đi làm hồ sơ;
Bước 2. Đại diện thân nhân được cử nộp hồ sơ nêu tại Bước 01 đến cơ quan Bảo hiểm xã hội quận/huyện nơi cư trú để được giải quyết.
Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Thời hạn giải quyết:Tối đa 08 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 4: Gia đình bạn tiếp nhận kết quả giải quyết
Kết quả giải quyết có thể bao gồm:
– Quyết định về việc hưởng trợ cấp mai táng (mẫu 08B-HSB) áp dụng đối với trường hợp đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bị chết có thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
– Quyết định về việc hưởng chế độ tử tuất hàng tháng (mẫu 08C-HSB)
– Quyết định về việc hưởng chế độ tử tuất một lần (mẫu 08E-HSB) áp dụng đối với thân nhân người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng chết.
– Tiền trợ cấp.
Các câu hỏi thường gặp khi làm hồ sơ hưởng chế độ tử tuất;
Câu 1: Nếu một thân nhân không ký vào tờ khai 09-HSB thì có làm được chế độ tử tuất?
Mẫu tờ khai thân nhân (09-HSB) được hướng dẫn cách điền tại Quyết định 222/QĐ-BHXH thì sau khi kê khai tất các nội dung được yêu cầu, các thân nhân của người lao động mất buộc phải ký tên ở phía dưới. Sau đó, mẫu tờ khai 09-HSB phải được chứng thực chữ ký ở UBND xã/phường hoặc tại Văn phòng công chứng. Vậy, nếu một trong các thân nhân không chịu ký vào mẫu 09-HSB thì cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ không giải quyết các quyền lợi cho các thân nhân.
Câu 2: Đã nhận trợ cấp tuất hàng tháng thì có thể chuyển lại sang nhận trợ cấp tuất một lần không?
Khi thân nhân đã lựa chọn hưởng trợ câp tuất hàng tháng và đã được cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết thì sẽ không thể thay đổi từ hưởng trợ cấp tuất hàng tháng sang trợ cấp tuất một lần. Do đó, ngay từ bước làm hồ sơ, khi khai vào mẫu 09-HSB gia đình nên cân nhắc về việc lựa chọn nhận trợ cấp tuất hàng tháng hay trợ cấp tuất một lần để tránh thiệt thòi.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Nên nhận trợ cấp tuất 1 lần hay tuất hằng tháng
Nếu còn vướng mắc về Thân nhân đã mất thì có cần ghi tên vào tờ khai thân nhân hay không; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Mức lương tối thiểu chung tăng lên tiền ốm đau của BHXH có tăng theo không?
- Cơ quan BHXH giải quyết hồ sơ thai sản trong bao nhiêu ngày?
- Có sổ tạm trú được mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình không?
- Quay đầu xe ô tô tại nơi có biển báo cấm bị phạt như thế nào?
- Quy định về hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi phá thai bệnh lý