Tháng sinh con có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Vợ mình đi làm đến tận ngày sinh con (ngày 4/3/2020) vậy thì trong tháng sinh con này vợ mình và công ty có phải đóng bảo hiểm nữa không? Một năm trở lại đây mỗi tháng vợ mình đều trích ra 700.000 đồng để đóng bảo hiểm. Cho mình hỏi mức hưởng chế độ bảo hiểm khi sinh con và nghỉ dưỡng sức là bao nhiêu thế ạ? Em cám ơn!
- Nghỉ việc có được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản?
- Nghỉ thai sản có được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội?
Tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về vấn đề tháng sinh con có phải đóng bảo hiểm hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ – BHXH:
“Điều 42. Quản lý đối tượng
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.”
Như vậy, chiếu theo quy định của pháp luật, thời gian vợ bạn nghỉ việc để sinh con là ngày 4/3/2020 nên tháng 3 sẽ được coi là tháng nghỉ thai sản của vợ bạn, không được tính là thời gian 12 tháng trước sinh. Chính vì vậy, công ty bạn và vợ bạn đều không phải đóng bảo hiểm xã hội trong tháng 3 này.
Thứ hai, về mức hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, hàng tháng người lao động phải trích 10,5% lương để đóng các loại bảo hiểm. Mỗi tháng vợ bạn đã trích 700.000 đồng để đóng bảo hiểm, từ đó có thể xác định mức lương hàng tháng của vợ bạn như sau: 700.000 : 10,5% = 6.667.000 đồng (đã làm tròn)
Vợ của bạn sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
1.Tiền thai sản trong thời gian nghỉ sinh
Căn cứ Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản…”
Theo đó, vợ bạn sẽ được hưởng tiền thai sản như sau: 6.667.000 x 6 = 40.002.000 đồng
2. Tiền trợ cấp một lần
Căn cứ quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
“Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.”
Mức lương cơ sở được lấy làm căn cứ để tính tiền trợ cấp một lần khi sinh con hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng nên trợ cấp của vợ bạn được hưởng là 1.490.000 đồng x 2 = 2.980.000 đồng
Thứ ba, về thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh
Căn cứ tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Như vậy, vợ bạn sẽ được hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Đã nghỉ hết thời gian thời gian thai sản được quy định tại Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;
– Trở lại làm việc ngay sau thời gian nghỉ thai sản nêu trên;
– Trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi;
– Được công ty đồng ý cho nghỉ việc.
- Doanh nghiệp có 350 NLĐ phải thành lập tổ chức y tế không?
- Sinh viên bị chết do tai nạn lao động thân nhân được hưởng chế độ gì?
- Nghỉ ốm trước khi nghỉ việc có được hưởng ốm đau không?
- Người được ủy quyền nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cần mang theo gì?
- Bảo hiểm xã hội một lần khi đang hưởng chế độ thai sản