Thẻ BHYT ghi sai năm sinh có cần mang đi sửa lại không?
Tôi được cấp thẻ BHYT ghi sai năm sinh của tôi từ 1964 thành 1966 thì có cần mang đi sửa lại không? Thủ tục như thế nào? Chỉ sai 1 số thôi nên tôi dùng bút tự sửa thì có được hay không?
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, thẻ BHYT ghi sai năm sinh có cần mang đi sửa lại không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 quy định như sau:
“Điều 19. Đổi thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
a) Rách, nát hoặc hỏng;
b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.”
Như vậy, theo quy định này thông tin ghi trong thẻ bảo hiểm y tế không đúng thì sẽ phải thực hiện hiện thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp thẻ bảo hiểm y tế của bạn bị sai năm sinh từ 1994 thành 1996 thì bạn cần phải thực hiện các thủ tục để đổi lại năm sinh trên thẻ bảo hiểm y tế.
Thứ hai, thủ tục đổi thẻ BHYT khi sai năm sinh
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH và Phiếu giao nhận hồ sơ 610 quy định về hồ sơ cấp, đổi lại thẻ bảo hiểm y tế quy định như sau:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế
4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT
4.1. Thành phần hồ sơ
a) Người tham gia
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 30. Cấp thẻ bảo hiểm y tế
2. Cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm xã hội
2.1. Trường hợp không thay đổi thông tin: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Từ ngày 01/01/2019 trở đi: trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2.2. Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.”
Như vậy, theo quy định này bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
+ Thẻ bảo hiểm y tế cũ.
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).
+ Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu (bản sao).
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ trên thì bạn nộp hồ sơ xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế tại cơ quan bảo hiểm xã hội huyện nơi bạn được cấp phát bảo hiểm y tế. Hồ sơ của bạn sẽ được giải quyết trong 3 ngày kể từ ngày bên cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, tự ý ghi vào thẻ bảo hiểm y tế thì có được không ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 quy định như sau:
“Điều 16. Thẻ bảo hiểm y tế
4. Thẻ bảo hiểm y tế không có giá trị sử dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Thẻ đã hết thời hạn sử dụng;
b) Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá;
c) Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.”
Như vậy, theo quy định này các trường hợp thẻ bảo hiểm y tế bị sửa chữa, tẩy xóa thì sẽ không có giá trị sử dụng. Do đó, bạn tự ý sửa năm sinh của mình trong thẻ bảo hiểm y tế thì thẻ bảo hiểm y tế của bạn sẽ không có giá trị sử dụng.
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Quyền lợi BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ
Chữa bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ có được hưởng BHYT không?
- Vợ đang mang thai thì chồng có được hưởng chế độ thai sản?
- Thời điểm có giá trị sử dụng của thẻ BHYT theo đối tượng hộ gia đình
- Hồ sơ cần chuẩn bị để thay đổi nơi KCB ban đầu sang tuyến trung ương
- Đóng bảo hiểm tròn 2 năm thì chế độ bệnh nghề nghiệp từ BHXH như thế nào?
- Xác định tai nạn lao động đối với quân nhân như thế nào?