Thẻ BHYT tự nguyện có thể dùng được trong bao lâu?
Em muốn hỏi thủ tục để mua thẻ BHYT tự nguyện hiện nay như thế nào vậy ạ? Thẻ BHYT tự nguyện này có thể dùng được trong bao lâu ạ? Em sẽ phải đóng bao nhiêu tiền và sẽ được hưởng những ưu đãi gì? Mong sớm được giải đáp! Em cám ơn nhiều ạ!
- Có được giảm tiền đóng khi mua BHYT tự nguyện trong năm 2020?
- Các trường hợp không được BHYT chi trả
Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về thủ tục để tham gia BHYT tự nguyện
Theo Điều 25 Quyết định 595/QĐ-BHXH và Phiếu giao nhận hồ sơ 603/……../THU thì để đăng ký tham gia BHYT tự nguyện cần có các giấy tờ như sau:
+) Tờ khai tham gia BHYT (mẫu số TK1-TS, 01 bản/người);
+) Danh sách đăng ký tham gia BHYT theo hộ gia đình (mẫu D01-HGĐ, 01 bản).
+) Danh sách người tham gia BHYT (mẫu D03-TS (TN), 01 bản);
+) Bản chính sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (để đối chiếu);
+) Bản photo hoặc bản chụp thẻ BHYT của những người đã BHYT theo đối tượng khác để nộp kèm theo Danh sách đăng ký tham gia BHYT để xác định việc giảm trừ mức đóng BHYT.
Bạn sẽ đăng ký tham gia BHYT tự nguyện tại ủy ban nhân dân hoặc bưu điện ở xã/phường nơi bạn đang có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
Thứ hai, thẻ BHYT tự nguyện có thể dùng được trong bao lâu?
Khoản 2 Điều 47 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định:
“Điều 47. Quản lý dữ liệu, giá trị sử dụng thẻ BHYT
2. Thẻ BHYT có giá trị sử dụng tương ứng số tiền đóng BHYT, thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng như sau:
… 2.2. Đối tượng quy định tại Khoản 4 và 5 Điều 17 có thời gian tham gia BHYT liên tục, thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày đóng BHYT. Trường hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày người tham gia nộp tiền đóng BHYT”.
Dẫn chiếu quy định tại Khoản 7 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 9. Phương thức đóng bảo hiểm y tế của một số đối tượng
7. Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình quy định tại Điều 5 Nghị định này: Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, người đại diện hộ gia đình hoặc thành viên hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế nộp tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội”.
Theo đó, bạn có thể đóng tiền tham gia BHYT tự nguyện theo các phương thức 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng. Tương ứng với đó, thẻ BHYT tự nguyện của bạn sẽ có thời gian sử dụng trong 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng.
Thứ ba, về mức đóng khi tham gia BHYT tự nguyện
Điểm e Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.”
Như vậy, mức tiền đóng BHYT theo hộ gia đình căn cứ vào mức lương cơ sở tại thời điểm mà bạn tham gia. Theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP, mức lương cơ sở hiện nay đang là 1.490.000 đồng.
Theo đó, hiện nay mức đóng BHYT tự nguyện được xác định như sau:
+ Người thứ nhất sẽ phải đóng với mức 4,5% mức lương cơ sở, tương đương 805.000 đồng;
+ Người thứ 2 đóng với mức 70% của người thứ nhất tương đương 563.500 đồng;
+ Người thứ 3 đóng với mức 60% của người thứ nhất tương đương với 483.000 đồng;
+ Người thứ 4 đóng với mức 50% của người thứ nhất, tương đương với 402.500 đồng;
+ Người thứ 5,6,7… đóng với mức 40% của người thứ nhất tương đương với 321.600 đồng.
Lưu ý:
– Mức tiền nêu trên tương ứng với 12 tháng sử dụng; bạn vui lòng tính tương tự với trường hợp tham gia 03 tháng hoặc 06 tháng.
– Từ ngày 01/07/2020 các mức nêu trên sẽ tăng tương ứng là 864.000 đồng; 604.800 đồng; 518.400 đồng; 432.000 đồng và 345.600 đồng do thời điểm đó lương cơ sở tăng lên thành 1.600.000 đồng (theo Nghị quyết 86/2019/QH14).
Thứ tư, về quyền lợi khi tham gia BHYT tự nguyện
Căn cứ Điều 21 Luật bảo hiểm y tế năm 2014 quy định như sau:
“Điều 21. Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
b) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.”
Như vậy:
– Bạn tham gia BHYT tự nguyện thì bạn sẽ được hưởng quyền lợi BHYT khi khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con.
– Danh mục được BHYT chi trả được quy định tại các văn bản sau đây:
+) Danh mục vật tư y tế: theo Thông tư 04/2017/TT-BYT.
+) Danh mục thuốc: theo Thông tư 30/2018/TT-BYT.
+) Danh mục dịch vụ y tế: theo Thông tư 39/2018/TT-BYT và được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 13/2019/TT-BYT.
Tuy nhiên, bạn sẽ không được quỹ BHYT chi trả nếu thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 23 Luật bảo hiểm y tế năm 2014.
Bên cạnh đó, theo Điểm g Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì khi tham gia BHYT tự nguyện, bạn sẽ được hưởng 80% các chi phí trong danh mục nếu đi khám chữa bệnh đúng tuyến.
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về pháp luật bảo hiểm y tế 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
--> Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện có giá trị sử dụng
- Đang tham gia khóa học nghề có phải khai báo tình trạng việc làm?
- Nghỉ việc trái pháp luật có được trả sổ BHXH không?
- Đi khám bệnh ở Bệnh viện 175 có cần giấy chuyển tuyến không?
- KCB ở tuyến tỉnh có được hưởng BHYT không và mức hưởng bao nhiêu?
- Có được cộng nối thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện không?