Giới thiệu:
Nghiệp vụ báo tăng bao gồm: Báo tăng mới lao động tham gia báo hiểm, báo tăng lao động nghỉ thai sản quay lại làm việc, báo tăng lao động nghỉ ốm quay lại làm việc, báo tăng lao động nghỉ không lương quay lại làm việc. Khi báo tăng đúng quy định pháp luật thì hồ sơ, thủ tục làm sẽ đơn giản đồng thời cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ cũng nhanh chóng. Tuy nhiên, vì một lý do khách quan hoặc chủ quan mà đơn vị thực hiện báo tăng muộn sẽ phải kê khai hồ sơ phức tạp, thậm chí còn bị cơ quan bảo hiểm thanh kiểm tra và từ đó phát sinh nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp như: trốn đóng bảo hiểm, lách luật, chênh lao động…. Vậy, hiểu thế nào là báo tăng lao động đúng và báo tăng lao động chậm?
- Truy thu tiền đóng bảo hiểm khi báo tăng lao động muộn?
- Hướng dẫn cách điền mẫu D02-LT khi báo tăng NLĐ
- Hướng dẫn giảm trùng trên Phần mềm Bảo hiểm Việt Nam
Thế nào là báo tăng lao động đúng;
+) Đối với lao động tăng mới đóng BHXH tại đơn vị:
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 99 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 99. Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội
1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;”
Theo quy định nêu trên, đối với người lao động mới giao kết Hợp đồng lao động thuộc đối tượng phải tham gia Bảo hiểm xã hội thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ báo tăng tham gia BHXH cho cơ quan BHXH.
Ví dụ1: Ngày 18/11 Công ty A giao kết Hợp đồng lao động với NLĐ B thì trong thời gian 30 ngày kể từ ngày 18/11 – 17/12 phải thực hiện việc kê khai báo tăng lao động tham gia Bảo hiểm. Nếu làm muộn hơn khoảng thời gian nêu trên sẽ làm báo muộn.
Tuy nhiên, nếu hiểu như trên chưa bao hàm hết trường hợp mà cân phải hiểu theo nguyên tắc làm việc 14 ngày để xác định việc báo tăng cho đúng. Cụ thể trong 03 trường hợp dưới đây:
+) Nếu tại tháng ký Hợp đồng lao động mà số ngày không làm việc, không hưởng lương của NLĐ chưa được 14 ngày làm việc thì tháng đó phải đóng bảo hiểm. Đơn vị phải báo tăng lao động trong tháng đó sẽ là báo đúng thời hạn, nếu khai báo vào các tháng sau sẽ là báo chậm.
Ví dụ 2: Công ty A ký HĐLĐ với NLĐ B vào ngày 10/12/2024, vậy từ ngày 10/12 NLĐ B đi làm sẽ được tính công lương làm việc cho đến 31/12 và từ 1/12-9/12 sẽ là những ngày không làm việc và không hưởng lương. Từ 1-9/12 nhỏ hơn 14 ngày làm việc. Suy ra, tháng 12 NLĐ B phải đóng BHXH, đơn vị phải báo tăng lao động tháng 12/2024. Nếu để báo tăng làm vào 1/2025 sẽ là báo chậm.
+) Nếu tại tháng ký HĐLĐ mà số ngày không làm việc, không hưởng lương của NLĐ từ 14 ngày làm việc trở lên thì tháng đó không phải tham gia BHXH, đơn vị thực hiện báo tăng lao động vào tháng sau liền kề. Làm hồ sơ báo tăng vào bất kỳ ngày nào trong tháng sau liền kề đều đúng và không bị chậm.
Ví dụ 3: Công ty A ký HĐLĐ với NLĐ B vào ngày 25/12/2024, vậy từ ngày 1-24/12/2024 người lao động không làm việc và không hưởng lương (vì chưa ký hợp đồng) nên tháng 12/2024 không đủ điều kiện đóng BHXH, vậy đơn vị sẽ bắt đầu báo tăng lao động cho NLĐ vào tháng 1/2025. Sang tháng 2/2025 mới báo tăng sẽ là tăng muộn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm 2 video hướng dẫn ở đây:
Video 1: Hướng dẫn báo tăng lao động tham gia BHXH: https://youtu.be/LcoO6dqFzz4?si=jPcwGqJRq0bH8Pag
Video 2: Hướng dẫn thêm lao động (kê khai lao động) trên Phần mềm BHXH: https://youtu.be/34gaGURC9Z8?si=-BhqkxeRjzO7745d
+) Đối với lao động đang tham gia BHXH tại đơn vị nhưng đang nghỉ ốm đau, thai sản, không lương….:
Căn cứ điểm 10.2 mục 10 Công văn 1734/BHXH-QLT về việc hướng dẫn thu BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT quy định:
“10. Thời hạn khai báo hồ sơ
10.1. Đơn vị có thể lập hồ sơ phát sinh tăng, giảm, điều chỉnh lao động, tiền lương của tháng vào tất cả các ngày trong tháng qua hệ thống giao dịch điện tử. Tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác theo dõi quản lý hồ sơ trường hợp giảm hoặc điều chỉnh đơn vị có thể thực hiện mỗi tháng một lần.
Ví dụ: Hồ sơ tháng 8/2017 thì lập hồ sơ phát sinh từ ngày 01/08 đến ngày 31/08/2017.
10.2. Khi có phát sinh tăng lao động đơn vị phải kịp thời khai báo tăng và thẻ BHYT có giá trị từ ngày khai báo hồ sơ qua hệ thống giao dịch điện tử.”
Theo quy định trên, khi có phát sinh tăng lao động thì đơn vị phải kịp thời khai báo tăng và thẻ BHYT có giá trị từ ngày khai báo hồ sơ qua hệ thống giao dịch điện tử. Do đó, trường hợp này hiểu sâu hơn thì vẫn pháp áp dụng nguyên tắc 14 ngày làm việc để tăng sao cho đúng thời hạn. Bạn có thể hiểu kỹ hơn qua các ví dụ sau:
Ví dụ 4: NLĐ A nghỉ thai sản 6 tháng và đi làm lại vào ngày 21/11/2024. Vậy, đơn vị phải thực hiện báo tăng lao động bắt đầu từ 1/12. Vì sao lại báo tăng tháng 12 mà không phải tháng 11: vì tháng 11 họ nghỉ thai sản đến hết ngày 20/11 thì theo nguyên tắc 14 ngày làm việc và tại Điều 42 Quyết định 595/QĐ_BHXH thì tháng 11 là tháng thai sản, do đó phải báo tăng tháng 12.2024.
Ví dụ 5: NLĐ A nghỉ ốm đau từ 1/11 đến 5/12 đi làm trở lại. Vậy nguyên tháng 11/2024 đã báo giảm ốm đau. Và đến 5/12 NLĐ A đi làm lại thì sẽ báo tăng đi làm lại của tháng 12. Vì từ 5/12 đến cuối tháng là họ đi làm trở lại, phát sinh công và lương nên sẽ đủ điều kiện để đóng BH tháng 12/2024.
Ví dụ 6: NLĐ A nghỉ không lương 2 tháng đến hết 17/12 sẽ đi làm lại, vậy tháng 12 họ sẽ nghỉ hết ngày 16/12. Xét theo nguyên tắc 14 ngày làm việc thì từ 1/23 – 16/12 họ nghỉ 13 ngày làm việc (nghỉ hằng tuần là Cn) thì tháng 12/2024 vẫn báo tăng bình thường và tháng 12 có đóng BH.
XÁC ĐỊNH 14 NGÀY LÀM VIỆC ĐỂ BÁO TĂNG VÀ BÁO GIẢM
Báo tăng lao động muộn được hiểu thế nào?
Phần trên nói về “Thế nào là báo tăng lao động đúng” chúng tôi đã phân tích rất kỹ, vậy khi báo tăng lao động không đúng thời hạn như phần này đã nêu thì sẽ là báo tăng lao động muộn.
Báo tăng lao động chậm cần làm những gì?
Bước 1: Xác định số tháng báo chậm:
+) Nếu báo chậm dưới 3 tháng thì hồ sơ làm như báo tăng lao động bình thường, kê khai thêm mẫu D01-TS, hồ sơ sẽ không bị thanh kiểm tra;
+) Nếu báo chậm từ 3 tháng trở lên thì khả năng sẽ bị cơ quan BHXH kiểm tra; từ 3-6 tháng thì cơ quan BHXH cấp huyện, quận kiểm tra, báo tăng chậm từ 6 tháng trở lên cơ quan BHXH tỉnh, thành phố sẽ kiểm tra.
Bước 2: Thực hiện hồ sơ báo tăng lao động trên PM BHXH
– Chọn nghiệp vụ báo tăng lao động tương ứng (tăng mới, tăng thai sản làm lại, tăng ốm đau làm lại, tăng không lương đi làm lại….)
– Kê khai hồ sơ báo tăng thì kê thêm mẫu D01-TS (bảng kê hồ sơ)
+ Báo tăng mới lao động muộn: Trong mẫu D01-TS kê khai Hợp đồng lao động;
+ Báo tăng thai sản, ốm đau, không lương muộn: Trong mẫu D01-TS kê khai Bảng lương, bảng công các tháng đã báo muộn;
Bước 3: ký gửi hồ sơ điện tử lên cơ quan BHXH và chờ kết quả.
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về Khai báo bảo hiểm điện tử; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.