Thời gian nghỉ ốm đau có bị trừ phép năm 2023 không?
Thời gian nghỉ ốm đau có bị trừ phép năm? Tôi bị bệnh nên bác sĩ có kê thuốc và viết giấy cho tôi nghỉ 8 ngày đầu năm 2023 (theo chế độ ốm đau). Tôi là nhân viên văn phòng ở một công ty, có tham gia bảo hiểm đầy đủ, và có ngày phép năm. Tôi đi làm 02 năm rồi mà chưa bao giờ nghỉ việc theo chế độ ốm đau, đây là lần đầu, tôi làm việc trong điều kiện bình thường.
Thế cho tôi hỏi Thời gian nghỉ theo chế độ ốm đau có bị trừ vào phép năm không? Được giải quyết chế độ ốm đau thì tôi có được hưởng 100% lương trong những ngày nghỉ không? Hồ sơ như thế nào và sau bao nhiêu lâu thì tôi sẽ được nhận tiền trợ cấp? Mong tổng đài tư vấn hỗ trợ giúp tôi với ạ, tôi xin cảm ơn.
- Nghỉ hưởng ốm đau có được nhận lương từ công ty không?
- Bị ốm trong thời gian nghỉ phép năm có được hưởng chế độ ốm đau không?
Tổng đài tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Thời gian nghỉ ốm đau có bị trừ phép năm của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về thời gian nghỉ ốm đau có bị trừ phép năm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về vấn đề Thời gian nghỉ ốm đau có bị trừ phép năm như sau:
“Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.”
Bên cạnh đó; căn cứ điểm c khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về điều kiện hưởng chế độ ốm đau:
“2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
c) Người lao động bị ốm đau; tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
Theo đó; bạn là nhân viên văn phòng làm việc trong điều kiện bình thường, thì thời gian hưởng chế độ ốm đau của bạn là 30 ngày. Bạn chưa sử dụng ngày nào, thời gian nghỉ dưỡng của bạn là do bác sĩ chỉ định. Hơn nữa, chế độ nghỉ ốm đau là chế độ khác do Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định so với nghỉ phép năm theo Bộ luật lao động; mức lương hưởng chế độ cũng khác; không phải là chế độ nghỉ hằng năm. Do đó, thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau của bạn không bị trừ vào phép năm.
Thứ hai, mức hưởng những ngày nghỉ ốm đau của NLĐ
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể:
“1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó”.
Theo đó, mức hưởng chế độ ốm đau cụ thể bằng: (75% x tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc) : 24 x số ngày nghỉ hưởng chế độ.
Những ngày bạn nghỉ sẽ chỉ được hưởng 75% lương mà không phải là 100% lương như thông tin mà bạn biết.
Thứ ba, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/2019/QĐ-BHXH quy định:
“2.1. Đối với chế độ ốm đau: Hồ sơ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 100 Luật BHXH; khoản 1, 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT và khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập và hồ sơ nêu dưới đây:
2.1.1. Trường hợp điều trị nội trú
a) Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi. Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện.
b) Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.
2.1.2. Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính). Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
2.1.3. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ nêu tại tiết 2.1.1 và 2.1.2 điểm này được thay bằng bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.”
Theo đó, để hưởng chế độ ốm đau thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo quy định.
Thứ tư, về thời hạn giải quyết trợ cấp ốm đau
Căn cứ Khoản 4 Điều 5 Quyết định 166/QĐ-BHXH (có hiệu lực từ ngày 01/05/2019) quy định về thời hạn giải quyết như sau:
“Điều 5. Trách nhiệm giải quyết và chi trả
4. Thời hạn giải quyết và chi trả
4.1. Trường hợp đơn vị SDLĐ đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định”.
Như vậy: trong thời hạn 06 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo luật định của người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động.
Trên đây là bài viết về vấn đề Thời gian nghỉ ốm đau có bị trừ phép năm 2023 không?
Nếu còn vướng mắc về Thời gian nghỉ ốm đau có bị trừ phép năm bạn vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn trực tuyến về chế độ ốm đau 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Nghỉ hưởng ốm đau năm 2020 có phải đóng BHXH không?
- Tai nạn giao thông khi đưa con đến trường thì có được nhận chế độ ốm đau không?
- Sử dụng chữ ký số trong văn bản điện tử về BHXH
- Thời điểm bắt đầu học nghề của người đề nghị hỗ trợ học nghề
- Chồng tạm hoãn HĐLĐ 1 tháng có được hưởng thai sản khi vợ sinh?
- Tại sao cấp cứu lại không được hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến