19006172

Thời gian nghỉ thai sản của LĐ nam có tính ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ?

Thời gian nghỉ thai sản của LĐ nam có tính ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ?

Tôi đang làm hồ sơ cho 1 người lao động nghỉ thai sản, tôi muốn hỏi thời gian nghỉ thai sản của LĐ nam có tính ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ không? Người lao động nộp trích lục khai sinh của con họ được không hay bắt buộc phải là bản sao giấy khai sinh? Bên công ty tôi còn có 1 chị chửa ngoài tử cung nên tôi cũng phải làm hồ sơ thai sản theo mẫu 01B-HSB đúng không ạ?



Thời gian nghỉ thai sản của LĐ nam

Tư vấn Chế độ thai sản trực tuyến qua tổng đài 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn bảo hiểm. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, thời gian nghỉ thai sản của LĐ nam có tính ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định như sau:

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.”

Như vậy, thời gian nghỉ thai sản của lao bạn được tính là số ngày làm việc, nên số ngày mà bạn được hưởng đó không bao gồm ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ hàng tuần.

Thứ hai, về hồ sơ để nhận chế độ thai sản

Căn cứ Điều 4 Quyết định số 166/QĐ-BHXH quy định về hồ sơ để hưởng chế độ thai sản như sau:

2.2. Đối với chế độ thai sản của người đang đóng BHXH: Hồ sơ theo quy định tại Điều 101 Luật BHXH; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 5 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP; Điều 15, 18, 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT; Điều 7 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP và khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập và hồ sơ nêu dưới đây:

2.2.2. Lao động nữ sinh con:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con…”

Như vậy, hồ sơ để hưởng chế độ thai sản của lao động nam thì có thể nộp bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con, chứ không bắt buộc phải nộp bản sao giấy khai sinh.

Thứ ba, chửa ngoài tử cung phải làm hồ sơ như thế nào?

Căn cứ vào Công văn số 2017/BHXH-CSXH hướng dẫn về một số nội dung về chế độ ốm đau, thai sản có nêu rõ:

“Đối với trường hợp mang thai trứng, thai ngoài tử cung thì thực hiện theo chế độ ốm đau (trong đó trường hợp chửa trứng là bệnh cần chữa trị dài ngày quy định tại Thông tư số 34/2013/TT-BYT ngày 28/10/2013 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2013).”

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 4 Quyết định số 166/QĐ-BHXH quy định như sau:

2.4. Trường hợp hưởng DSPHSK sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN: Hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 100, khoản 5 Điều 101 Luật BHXH; khoản 1 Điều 60 Luật ATVSLĐ là Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập.”

Như vậy, theo quy định, trong trường hợp mang thai ngoài tử cung thì người lao động sẽ không được hưởng chế độ thai sản mà sẽ được giải quyết theo chế độ ốm đau. Tuy nhiên, danh sách 01B-HSB dành cho cả trường hợp nghỉ thai sản và nghỉ chế độ ốm đau. Do đó, mặc dù không cùng 1 chế độ nhưng bạn cũng có thể lập cùng 1 danh sách này cho 2 người lao động.

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc thì bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

->Lao động nữ có được nghỉ phép năm ngay sau khi nghỉ thai sản?

luatannam