Thời gian và mức hưởng chế độ ốm đau cho người lao động mắc bệnh dài ngày
Cho em hỏi: Thời gian và mức hưởng chế độ ốm đau cho người lao động mắc bệnh dài ngày. Tôi bị bệnh tắc mạch phổi thuộc danh mục bệnh phải điều trị dài ngày giờ tôi phải nghỉ để điều trị bệnh. Tôi đóng bảo hiểm được 2 năm rồi. Vậy cho tôi hỏi; có phải tôi được nghỉ 180 ngày đúng không? Và nếu tôi muốn nghỉ thêm để điều trị thì có được không và mức hưởng như thế nào ạ?
- Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày hàng tháng
- Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày
- Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày khi đã nghỉ hết 6 tháng
Tư vấn chế độ ốm đau:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về thời gian và mức hưởng chế độ ốm đau cho người lao động mắc bệnh dài ngày. Chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Theo như thông tin bạn cung cấp; bạn mắc bệnh tắc mạch phổi thuộc danh mục bệnh phải điều trị dài ngày theo Thông tư 46/2016/TT-BYT. Do đó; bạn đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
+ Thời gian hưởng chế độ ốm đau
Căn cứ khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ; nghỉ Tết; ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”
Theo đó; bạn được nghỉ việc 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ; nghỉ tết; ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp hết thời hạn 180 ngày mà bạn vẫn phải tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm của bạn tương đương bạn sẽ được nghỉ hưởng tiếp thêm 2 năm.
+ Mức hưởng chế độ ốm đau
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì:
“1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Bên cạnh đó; điểm a khoản 2 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
“2. Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày = Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (x) Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) (x) Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau
Trong đó:
a) Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau:Trong đó:
– Bằng 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm”
Tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trường hợp bạn có thời gian đóng bảo hiểm 2 năm thì khi nghỉ thêm để điều trị sau 180 ngày thì mức hưởng của bạn được tính theo tháng bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (x) số tháng nghỉ việc hưởng chế độ theo Khoản 2 Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Trên đây là bài viết tư vấn về thời gian và mức hưởng chế độ ốm đau cho người lao động mắc bệnh dài ngày. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày?
Nghỉ hưởng chế độ ốm đau dài ngày có phải đóng BHXH, BHYT?
Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Mức hưởng lương hưu khi bị suy giảm khả năng lao động 61%
- Con trên 7 tuổi ốm thì người lao động có được hưởng chế độ nghỉ chăm con không?
- Mức hưởng BHYT của người đang hưởng lương hưu là bao nhiêu?
- Mức thanh toán lại chi phí KCB tuyến tỉnh là bao nhiêu?
- Khi nào thì được cấp giấy chứng nhận không đồng chi trả?