Thủ tục báo giảm bảo hiểm xã hội khi lao động nghỉ hưởng thai sản
Chào anh/chị, em muốn được tư vấn về thủ tục báo giảm bảo hiểm xã hội khi lao động nghỉ hưởng thai sản. Công ty em có chị đã nghỉ sinh từ tháng 9 nhưng bạn kế toán chưa khai báo giảm BHXH với lao động nghỉ thai sản. Đến tháng 12 bên em mới khai báo giảm thì số tiền bảo hiểm xã hội đóng tháng 10 với tháng 11 sẽ như thế nào?
- Quy định về việc truy thu bảo hiểm y tế khi chậm báo giảm
- Chưa báo giảm bảo hiểm thì có được hưởng chế độ thai sản không?
- Đã báo giảm nhân viên thì có tiến hành xin hưởng bảo hiểm thai sản cho họ không?
Tư vấn chế độ thai sản:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về: Thủ tục báo giảm bảo hiểm xã hội khi lao động nghỉ hưởng thai sản, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Quyết định 595/QĐ- BHXH về Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT thì:
“1. Thành phần hồ sơ
1.1. Người lao động
a) Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
1.2. Đơn vị:
a) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
b) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
c) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.
Theo đó, để báo giảm lao động nghỉ thai sản, đơn vị bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT).
– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Mặt khác, căn cứ Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ- BHXH như sau:
“Điều 50. Trách nhiệm của người tham gia, đơn vị, Đại lý thu
2. Trách nhiệm của đơn vị, Đại lý thu
2.1. Đơn vị
a) Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó”.
Theo đó, trường hợp công ty báo giảm muộn thì có thể phải đóng số tiền bảo hiểm y tế của các tháng báo giảm chậm.
Tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận
Như vậy, trong trường hợp này, công ty bạn vẫn sẽ phải báo giảm ngược lại cho tháng 10, tháng 11. Do báo giảm chậm nên đơn vị bạn sẽ bị truy thu tiền bảo hiểm y tế cho tháng 10 và tháng 11.
Trên đây là bài viết Thủ tục báo giảm bảo hiểm xã hội khi lao động nghỉ hưởng thai sản. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Báo giảm trong trường hợp hưởng chế độ thai sản
Báo giảm lao động sau khi đã gia hạn thẻ BHYT
Nếu còn vướng mắc về Thủ tục báo giảm bảo hiểm xã hội khi lao động nghỉ hưởng thai sản; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
- Nghỉ không lương bao lâu thì không được tính thời gian đóng BHTN?
- Đóng bảo hiểm từ tháng 1/2022 được hưởng chế độ thai sản không?
- Quy định về giá trị sử dụng của thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi
- Thời hạn NSDLĐ thực hiện chốt sổ và trả sổ BHXH cho lao động
- Địa chỉ khám giám định sức khỏe để về hưu trước tuổi tại Hà Nội