19006172

Thủ tục báo giảm bảo hiểm y tế cho người lao động

Nội dung câu hỏi:

Sắp tới công ty tôi cử 3 lao động đi học tập ở nước ngoài để nâng cao tay nghề thì công ty tôi có phải đóng BHYT cho họ hay không? Và tôi làm bên nhân sự thì cần phải làm thủ tục gì để báo giảm bảo hiểm y tế ? Thời hạn phải thực hiện thủ tục báo giảm là khi nào?



báo giảm bảo hiểm y tế

Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 19006172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Lao động đi học tập ở nước ngoài có phải đóng BHYT không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

“Điều 12. Thẻ bảo hiểm y tế

Thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội phát hành, phản ánh được các thông tin sau:

5. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.

Người được cơ quan có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, làm việc hoặc theo chế độ phu nhân, phu quân hoặc con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi đi theo bố hoặc mẹ công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thì thời gian ở nước ngoài được tính là thời gian tham gia bảo him y tế.”

Như vậy, chỉ những người được cơ quan có thẩm quyền cử đi công tác, học tập làm việc tại nước ngoài thì thời gian đó được tính là tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian đó. Bạn là người lao động của công ty do công ty bạn cử đi nước ngoài học tập nên thời gian này bạn không phải đóng và không được tính là thời gian tham gia BHYT.

Thủ tục báo giảm bảo hiểm y tế cho người lao động

Căn cứ tại điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH về hồ sơ báo giảm như sau:

“Điều 23. Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

1. Thành phần hồ sơ

1.2. Đơn vị:

a) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).

b) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).

c) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).”

Theo đó, bạn cần chuẩn bị những hồ sơ nêu trên nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội để thực hiện báo giảm BHYT cho người lao động.

Thời hạn phải làm thủ tục báo giảm BHYT cho người lao động?

Căn cứ điểm 2.1 khoản 2 điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

“2.1. Đơn vị

a) Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.”

Bên cạnh đó, căn cứ điểm 10.3 mục 10 Công văn 1734/BHXH-QLT:

“10. Thời hạn khai báo hồ sơ

10.3. Khi có phát sinh giảm thì đơn vị báo giảm từ ngày 01 tháng sau, tuy nhiên phải đóng giá trị thẻ BHYT của tháng sau. Trường hợp để không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước, nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.”

Như vậy, bạn cần phải lập hồ sơ báo giảm cho người lao động từ ngày 01 tháng sau khi người lao động không làm việc tại công ty, hoặc báo giảm từ ngày 28 tháng trước, nhưng sau khi báo giảm không được báo phát sinh tháng trước.

Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

->Đóng tiền bảo hiểm y tế khi báo giảm muộn?

luatannam