Nội dung câu hỏi:
Công ty em có một số nhân viên đang được hưởng tiền lương hàng tháng với mức tiền là 5 triệu đồng. Tháng này, các nhân viên đó có quyết định tăng lương lên 5 triệu rưỡi. Vậy trong trường hợp này, em phải làm những thủ tục điều chỉnh tăng mức lương cho các nhân viên kia như thế nào? Em xin cảm ơn.
- Thủ tục điều chỉnh tiền lương tham gia BHXH cho người lao động
- Điều chỉnh tiền lương đóng BHXH do thay đổi mức lương
- Có được thay đổi mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội?
- Hồ sơ điều chỉnh lương đóng bảo hiểm xã hội
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn, với trường hợp Thủ tục điều chỉnh tăng mức lương đóng bảo hiểm cho nhân viên của bạn; chúng tôi xin được trả lời bạn như sau:
Tăng lương cho nhân viên có phải làm thủ tục điều chỉnh tiền đóng bảo hiểm không?
Căn cứ pháp luật: Khoản 2 Điều 6 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH.
“Điều 6. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
2. Tiền lương do đơn vị quyết định
2.1. Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về HĐLĐ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.
Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
2.2. Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Điểm 2.1 Khoản này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT- BLĐTBXH.
2.3. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.”
Như vậy, khi nhân viên được tăng mức lương thì mức lương được tăng mới là căn cứ để tham gia bảo hiểm cho người lao động. Chính vì thế, người sử dụng lao động phải thực hiện Thủ tục điều chỉnh tăng mức lương đóng bảo hiểm cho nhân viên?
Hồ sơ giấy khi điều chỉnh tăng mức lương đóng bảo hiểm cho nhân viên
Khi công ty bạn có sự điều chỉnh về nhân sự, chức danh hay tiền lương cho người lao động thì phải tiến hành thủ tục thông báo biến động, điều chỉnh mức đóng bảo hiểm hàng tháng.
Căn cứ tiểu mục 1.3 Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 quy định như sau:
* Trường hợp áp dụng:
– Tăng mới lao động;
– Báo giảm lao động đối với các trường hợp người lao động chuyển đi; nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;
– Báo giảm do nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (hưu trí, bảo lưu, ốm đau, thai sản);
– Báo giảm do nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, ngừng việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
– Điều chỉnh đóng BHXH (người lao động thay đổi tiền lương đóng BHXH).
Theo đó, trường hợp người lao động thay đổi tiền lương đóng bảo hiểm xã hội thì thành phần hồ sơ điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội như sau:
– Người lao động: Người lao động chưa có mã số bảo hiểm xã hội (hoặc tra cứu không thấy mã số bảo hiểm xã hội): Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).
Tải Mẫu TK1-TS: Tải về
– Đơn vị sử dụng lao động:
– Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-LT);
– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Bên cạnh đó, căn cứ Phiếu giao nhận hồ sơ 600b của bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh thì đơn vị bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (mẫu D02-TS);
– Bảng kê thông tin theo mẫu D01-TS (nếu có).
Như vậy, khi người lao động có sự thay đổi về mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động phải tiến hành thủ tục thay đổi mức đóng bảo hiểm của những người lao động đó kịp thời. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, người sử dụng lao động phải thực hiện Thủ tục điều chỉnh tăng mức lương đóng bảo hiểm cho nhân viên bằng thủ tục điện tử chứ không làm theo trình tự, thủ tục, hồ sơ giấy như trước nữa. Chúng tôi sẽ hướng dẫn Thủ tục điều chỉnh tăng mức lương đóng bảo hiểm cho nhân viên bằng hình thức điện tử tại nội dung dưới đây.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thủ tục điều chỉnh tăng mức lương đóng bảo hiểm cho nhân viên bằng giao dịch điện tử.
Bước 01: Bạn truy cập vào trang Bảo hiểm xã hội điện tử Việt Nam theo đường link dẫn sau: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/#/index
Bước 02: Bạn thực hiện đăng nhập tài khoản trên phần mềm Bảo hiểm xã hội
– Tên đăng nhập: Mã số thuế đơn vị bạn
– Mật khẩu: là mật khẩu do BHXH VN gửi cho bạn vào email
– Mã captra: nhập mã captra
Bước 03: Sau khi đăng nhập xong, nhận chọn mục “Kê khai hồ sơ” và chọn “Danh sách thủ tục”
Bước 04: Tìm chọn hồ sơ 600: Báo tăng, báo giảm, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
Bước 05: Chọn tháng kê khai và kỳ kê khai.
Bước 06: Nhấn chọn lao động để thêm người lao động mà bạn muốn báo tăng vào hồ sơ (Mẫu D02-LT), Đồng thời tại mục phân loại chọn “Khác”
Bước 07: Trong Mẫu D02-LT điền các thông tin:
Phương án (cột B): Chọn phương án Điều chỉnh lương: Mã DC
Cột 5: Số căn cước công dân: Điền số căn cước công dân của người lao động muốn báo tăng tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm.
Cột 6: Chức vụ: Điền chức vụ tương ứng của người lao động
Cột 9, 10, 11, 12: Vị trí làm việc: Điền vị trí làm việc tương ứng của người lao động
Cột 18: Mã vùng LTT: Chọn vùng lương tối thiểu của Doanh nghiệp bạn
Cột 19: Tiền đóng: Điền mức lương đóng mới của người lao động: ví dụ 5.500.000 đồng
Cột 25 đến Cột 31: Điền loại hợp đồng lao động tương ứng của người lao động
Cột 32: Thời điểm đơn vị bắt đầu đóng BHXH(tháng/năm): Điền tháng mà đơn vị bạn muốn điều chỉnh lương cho người lao động: 4/2024
Cột 33: Thời điểm đơn vị kết thúc đóng BHXH(tháng/năm): Bỏ trống
Cột 36: Ghi chú: Ghi số quyết định tăng lương của người lao động: ví dụ Quyết định 01/2024/QĐ-TL ngày 01/04/2024
Bước 08: Sau khi kê khai xong, nhấn lưu hồ sơ.
Bước 09: Nhấn “kê khai” để nộp hồ sơ lên cơ quan Bảo hiểm xã hội
Kết luận: chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết cho bạn về Thủ tục điều chỉnh tăng mức lương đóng bảo hiểm cho nhân viên. Bạn nên thực hiện đúng thời hạn để tránh phát sinh tiền lãi chậm đóng.
Trên đây là giải đáp về câu hỏi thủ tục điều chỉnh tăng mức lương đóng bảo hiểm? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Cách lập mẫu D02-TS để khai báo tăng lao động
- Lãi khi chậm điều chỉnh lương đóng bảo hiểm
- Thủ tục điều chỉnh tăng mức lương đóng bảo hiểm cho nhân viên?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về thủ tục điều chỉnh tăng mức lương đóng bảo hiểm, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Mức hưởng BHYT đối với người hiến thận là bao nhiêu?
- Người lao động có được hưởng chế độ ốm đau khi bị tai nạn lao động?
- Ý nghĩa của thời điểm đủ 5 năm liên tục trên thẻ BHYT và quyền lợi được hưởng
- Mức chi trả BHYT 5 năm liên tục khi khám chữa bệnh
- Mức hưởng chế độ ốm đau trường hợp ốm đau dài ngày