Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh khi thay đổi chỗ ở
Tôi muốn hỏi về: Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh khi thay đổi chỗ ở. Mẹ tôi sống ở Phù Mỹ Bình Định. Nay 80 tuổi, chuyển vào sống với con ở TP. Hồ Chí Minh. Làm thế nào, chuyển BHYT về khám chữa bệnh ở TP. Hồ Chí Minh.
- Có được thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu không?
- Hướng dẫn cách thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu
- Quá thời hạn thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với câu hỏi của bạn về: Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh khi thay đổi chỗ ở; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, Về quyền lợi thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu:
– Lựa chọn nơi khám chữa bệnh ban đầu là một trong những quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế được quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014:
“Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.”
Tuy nhiên, có thể vì một số lý do mà người tham gia bảo hiểm y tế phải thay đổi chỗ ở, như vậy việc thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu là cần thiết. Chính vì vậy, pháp luật bảo hiểm y tế cho phép người tham gia thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu phù hợp với việc thay đổi chỗ ở như sau:
“2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.” (Khoản 2 Điều 26 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014).
Như vậy, khi mẹ của bạn muốn thay đổi chỗ ở từ Bình Định vào Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể giúp mẹ bạn đăng ký thay đổi cơ sở khám chữa bệnh ban đầu trong thẻ BHYT vào thời gian đầu mỗi quý là đầu các tháng 1,4,7,10 dương lịch với hồ sơ và thủ tục như sau:
Thứ hai, thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu khi thay đổi chỗ ở.
Khoản 4, Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT
4.1. Thành phần hồ sơ
a) Người tham gia
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.
Tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900.6172
Căn cứ quy định trên và Phiếu giao nhận hồ sơ 610……/THE, bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) được ban hành mới nhất kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH.
– Thẻ BHYT cũ còn giá trị.
Nơi nộp hồ sơ thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
Căn cứ quy định tại Điểm 3.1, Khoản 3, Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 3. Phân cấp quản lý
3. Cấp thẻ BHYT
3.1. BHXH huyện: Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT do BHXH huyện thu”.
Theo đó, bạn cần nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH cấp huyện nơi đã cấp thẻ BHYT cho mẹ của bạn.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi với câu hỏi Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh khi thay đổi chỗ ở. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Thời điểm được yêu cầu thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
Có được ủy quyền cho người khác thay đổi nơi KCB ban đầu không?
Nếu bạn còn vấn đề thắc mắc cần giải đáp; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn; giải đáp trực tiếp.
- Nhận trợ cấp tuất rồi có được nhận trợ cấp người khuyết tật nữa không?
- Mức tối đa đóng bảo hiểm theo lương tối thiểu vùng mới năm 2021
- Thời gian nghỉ dưỡng sức sau thai sản có bao gồm ngày nghỉ hằng tuần?
- Thời điểm có giá trị sử dụng của bảo hiểm y tế?
- Phá thai do mang thai ngoài ý muốn có được hưởng BHYT không?