Tiếp tục đóng bảo hiểm như thế nào để được hưởng chế độ thai sản?
Vợ em làm việc ở công ty từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 9/2020 thì xin nghỉ việc. Đóng BHXH hơn 7 năm vì việc gia đình nên không đi làm nữa. Nay vợ em mang thai được 1 tháng vậy vợ em có được hưởng chế độ bảo hiểm không? Có cần tiếp tục đóng thêm để được hưởng thai sản không? Nếu được thì làm như thế nào? Xin cảm ơn luật sư.
- Chế độ thai sản cho lao động nam khi vợ sinh thường
- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ
- Đóng tiếp bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ thai sản
Tư vấn chế độ thai sản:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Với câu hỏi về tiếp tục đóng bảo hiểm để được hưởng chế độ thai sản, Tổng đài tư vấn xin giải đáp cho bạn như sau:
Thứ nhất, về điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con:
Căn cứ điểm b, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Lao động nữ sinh con;
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”.
Như vậy, lao động nữ sinh con đóng BHXH bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh thì được hưởng chế độ thai sản.
Theo trình bày của bạn thì thời điểm tháng 2/2021 thì vợ bạn đang mang thai được 1 tháng mà không nói rõ dự sinh vào thời điểm cụ thể nào nên bạn có thể căn cứ vào các quy định nêu trên để xét xem vợ bạn có đáp ứng đủ điều kiện về đóng bảo hiểm từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ bạn sinh hay không?
Nếu chưa đủ điều kiện thì vợ bạn có thể tiếp tục đóng bảo hiểm để được hưởng chế độ thai sản theo cách sau:
Thứ hai, về việc tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội
Căn cứ Điều 30 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 30. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản
Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này”.
Dẫn chiếu tới quy định tại Điểm a và Điểm b, Khoản 1, Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”
Tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo đó, đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động tham gia BHXH bắt buộc. Vì vậy, để hưởng chế độ thai sản, vợ bạn cần làm việc theo hợp đồng lao động và tham gia BHXH bắt buộc theo đơn vị sử dụng lao động. Vợ bạn chỉ cần làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên; đơn vị sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội cho bạn.
Trên đây là tư vấn về vấn đề tiếp tục đóng bảo hiểm để được hưởng chế độ thai sản. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết:
Đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN lần đầu cho doanh nghiệp
Chế độ thai sản cho chồng khi vợ không đủ điều kiện hưởng thai sản
Nếu còn vấn đề thắc mắc về việc đóng tiếp bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ thai sản; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.
- Thủ tục hưởng chế độ thai sản khi sinh con hiện nay như thế nào?
- Nghỉ việc vào tháng 12/2021 khi nào được nhận BHXH 1 lần?
- Thông tuyến tỉnh khám chữa bệnh BHYT trên cả nước từ năm 2021
- Có được nhận trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc do tinh giản biên chế không?
- Đăng kí KCB ban đầu ở bệnh viện tuyến trung ương được không?