Tính chế độ hưu trí khi đóng được 39 năm
Chào anh chị tư vấn Tổng đài 1900 6172, tôi tham gia Bảo hiểm xã hội được 39 năm 4 tháng và vừa rồi có làm chế độ hưu trí thì tôi nhận được rất ít tiền. Mong anh chị kiểm tra giúp xem cơ quan Bảo hiểm xã hội có tính toán nhầm ở đâu không. Hồ sơ về quá trình đóng tôi đã gửi vào Email: tongdai19006172@gmail.com và đã thanh toán phí theo quy định. Tôi xin cảm ơn.
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Đóng bảo hiểm 25 năm 4 tháng lãnh lương hưu bao nhiêu?
- Tư vấn tính tiền lương hưu và dự liệu phương án về hưu
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với trường hợp của bạn: Tính chế độ hưu trí khi đóng được 39 năm, Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
I. THÔNG TIN NGƯỜI HƯỞNG HƯU
– ChỊ sinh ngày 15/11/1966, hiện nay là
– Thời gian đóng BHXH của chị trên sổ BHXH là 39 năm 4 tháng.
II. TÍNH MỨC BÌNH QUÂN TIỀN LƯƠNG 39 NĂM 4 THÁNG
Chị vừa có thời gian làm việc theo Hệ số lương vừa có thời gian làm việc theo mức lương. Do đó, các tính bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu sẽ dựa trên công thức sau: (tổng lương nhà nước + tổng lương tư nhân)/39 năm 4 tháng = lương bình quân. Cụ thể:
1. Tính tổng lương giai đoạn làm trong nhà nước (Theo hệ số lương)
Căn cứ tại điểm a Khoản 1 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội thì khi chị làm việc trước năm 1995 sẽ tính bình quân của 5 năm cuối. Cụ thể: chị làm việc từ năm 1982 (trước 1995) nên sẽ tính bình quân 05 năm cuối giai đoạn làm nhà nước theo hệ số lương tính từ 1/2011 – 12/2015. cụ thể tính như sau:
– Mức lương bình quân làm việc trong nhà nước 5 năm cuối của chị là: 362.084.900/60 = 6.034.748 đồng
– Tổng thời gian công tác tại khối nhà nước từ 8/1982 -12/2015 là: 393 tháng (32 năm 9 tháng)
– Tổng lương làm trong nhà nước: 393 tháng * 6.034.748 = 2.371.656.095
2. Tính tổng lương giai đoạn làm theo mức tiền lương
Căn cứ Khoản 2 Điều 62 Luật BHXH năm 2014 thì giai đoạn làm theo mức lương từ tháng 1/2016 -7/2022 sẽ tính bình quân toàn bộ quá trình đóng có nhân với hệ số trượt giá. Công thức tính cụ thể như sau: Mức lương = mức lương đóng BHXH * hệ trượt giá TT36/2021
– Mức bình quân là: 9.732.235 đồng
Tổng lương giai đoạn làm theo Mức lương = 79 tháng * 9.732.235 = 768.846.600 đồng
3. Tính bình quân tiền lương toàn bộ quá trình đóng BHXH 1982 đến 2022, cụ thể:
Thời gian làm tại nhà nước là 393 tháng, với tổng lương là: 2.371.656.095
Thời gian làm mức lương là 79 tháng với tổng lương là: 768.846.600
Mức bình quân lương = (2.371.656.095 + 768.846.600)/(79 +393) = 6.653.607
III. TÍNH LƯƠNG HƯU
Mức lương bình quân của chị là 6.653.607 (mức lương này làm căn cứ tính lương hưu và tính trợ cấp 1 lần khi về hưu). Căn cứ tại Khoản 1 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì chị đóng 30 năm sẽ được hưởng mức tối đa 75% lương hưu, thời gian đóng vượt quá 30 năm sẽ được tính lãnh trợ cấp 01 lần khi về hưu.
Vậy, Mức lương hưu chị nhận được là: 75% * Mức lương bình quân = 75% * 6.653.607 = 4.990.206 đồng
Trợ cấp 1 lần về hưu = 4.75 tháng * mức bình quân = 4,75 tháng * 6.653.607 = 31.604.635
Nếu còn vướng mắc về: Tính chế độ hưu trí khi đóng được 39 năm; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được gặp các chuyên viên tư vấn.
- Những đối tượng nào sẽ có thẻ BHYT mang mã số 1 và mức hưởng như nào?
- Tỷ lệ lương hưu khi đóng BHXH ở nhà nước liên tục từ 1992 đến nay
- Trong thời gian chờ cấp thẻ có được hưởng bảo hiểm y tế?
- Bị tai nạn giao thông lắp chân giả có được BHYT chi trả không?
- Nhận luôn một lần thay vì nhận tiền tuất hàng tháng được không?