Trách nhiệm của công ty khi người lao động bị chết do tai nạn
Mọi người ơi cho e hỏi với ạ. do là anh trai em đi làm cty hóa lọc dầu mà nghỉ trưa vừa ăn cơm xong thì anh trai em như mọi ngày điện thoại về để hỏi thăm vợ con ăn cơm chưa. Anh nói chuyện vẫn bình thường, vui vẻ. không có biểu hiện gì khác thế mà vừa cúp máy 5 phút sau công ty của anh điện thoại nói anh bị té nên mất rồi. Do để lại vợ và 3 đứa con. Đứa lớn nhất 10t, đứa nhỏ nhất 2t. Từ hôm anh mất đến giờ công ty đưa 100 triệu nói để lo đám. Rồi hết trách nhiệm nhưng giờ gia đình em muốn công ty phải rõ ràng và có chút trách nhiệm với vợ con của anh. Như vậy có được không ạ? hay công ty như vậy mình im luôn ạ. Mọi người hiểu luật cho e lời khuyên và cách giải quyết với ạ
- Hồ sơ giám định khi bị tai nạn lao động mới nhất
- Các trường hợp người lao động chết được coi là do tai nạn lao động
- Chế độ mai táng khi người đang hưởng trợ cấp hàng tháng do tai nạn lao động chết
Tư vấn chế độ tai nạn lao động:
Với thắc mắc về vấn đề Trách nhiệm của công ty khi người lao động bị chết do tai nạn, Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, người lao động bị té trong giờ nghỉ trưa có được xác định là tai nạn lao động không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015:
“Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;”
Theo quy định này, việc người lao động bị té trong giờ ăn trưa tại nơi làm việc dẫn tới tử vong vẫn được xác định là trường hợp bị tai nạn lao động.
Thứ hai, trách nhiệm bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của công ty khi chết người.
Căn cứ theo quy định tại điểm b Khoản 4 và Khoản 5 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015:
“Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng”
Theo quy định nêu trên, trường hợp tai nạn lao động dẫn tới chết người thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bồi thường hoặc trợ cấp cho thân nhân của người lao động bị chết.
Trường hợp, công ty phải có trách nhiệm bồi thường được hướng dẫn cụ thể tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 3. Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Các trường hợp được bồi thường:
a) Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
2. Nguyên tắc bồi thường:
a) Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;
3. Mức bồi thường:
Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này được tính như sau:
a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.”
Theo những quy định nêu trên, trường hợp tai nạn lao động dẫn tới chết người mà lỗi dẫn tới tai nạn lao động không hoàn toàn do người lao động đó thì công ty nơi người lao động đang làm việc phải có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng tiền lương của người lao động cho thân nhân của người lao động.
Trường hợp tai nạn lao động chết người hoàn toàn do lỗi của người lao động được hướng dẫn cụ thể tại Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 4. Trợ cấp tai nạn lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).
2. Nguyên tắc trợ cấp: Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
3. Mức trợ cấp:
a) Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;”
Theo quy định về trợ cấp tai nạn lao động vừa nêu, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp ít nhất 12 tháng tiền lương cho thân nhân của người lao động đã chết nếu vụ tai nạn lao động đó hoàn toàn do lỗi của người lao động.
Như vậy, nếu anh trai của bạn bị té trong giờ ăn trưa ở nơi làm việc dẫn tới tử vong thì trường hợp này được xác định là tai nạn lao động. khi có tai nạn lao động xảy ra, công ty lọc hóa dầu nơi anh của bạn đang làm việc phải có trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động hoặc trợ cấp tai nạn lao động cho thân nhân của anh ấy (bố, mẹ, vợ, con).
Trường hợp té ngã dẫn tới cái chết không hoàn toàn do lỗi của anh trai bạn thì thân nhân của anh ấy sẽ được bồi thường ít nhất 30 tháng lương theo hợp đồng lao động. Trường hợp lỗi dẫn tới tai nạn lao động chết người hoàn toàn do lỗi của anh trai bạn thì công ty có trách nhiệm trợ cấp cho thân nhân của anh ấy ít nhất 12 tháng lương theo hợp đồng lao động.
Ngoài ra, nếu anh ấy có tham gia bảo hiểm bắt buộc ở công ty lọc hóa dầu thì bạn có thể tham khảo nội dung quyền lợi bảo hiểm khi người lao động chết do tai nạn lao động ở bài viết dưới đây:
- Người lao động chết do tai nạn lao động nhân thân được hưởng những gì?
- Mức nhận trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động
- Doanh nghiệp bồi thường khi lao động chết do tai nạn giao thông
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Đóng bảo hiểm 19 năm 06 tháng có được rút 1 lần không
- Vợ sinh đôi chồng được nghỉ việc hưởng thai sản bao nhiêu lâu?
- Tạm dừng đóng BHXH có ảnh hưởng đến người hưởng thai sản không
- Hồ sơ điều tra bệnh nghề nghiệp năm 2021 cần những giấy tờ gì?
- Nhận BHTN thì hàng tháng có phải đi khai báo tình hình tìm kiếm việc làm không