Trợ cấp BHXH cho người bị tai nạn lao động theo quy định hiện hành
Chồng em làm việc ở công ty xây dựng được 3 năm nhưng tháng trước (tháng 10/2019) trong quá trình làm việc thì chồng em bị tai nạn lao động dẫn đến suy giảm khả năng lao động là 35%. Nhưng trong biên bản điều tra tai nạn lao động ghi là lỗi của chồng em; vậy chồng em được nhận trợ cấp BHXH cho người bị tai nạn lao động hay không?
Cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì ạ? Sau đó chồng em có được hưởng chế độ dưỡng sức không ạ? Nếu chồng em có trợ cấp hàng tháng rồi thì sau này có phải đóng bảo hiểm ở công ty không ạ vì em nghe nói người đang nhận trợ cấp hàng tháng của BHXH sẽ không phải đóng bảo hiểm nữa? Em cám ơn nhiều!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về trợ cấp BHXH cho người bị tai nạn lao động; chúng tôi xin giải đáp cho bạn như sau:
Thứ nhất, về trợ cấp trợ cấp BHXH cho người bị tai nạn lao động
Theo quy định tại Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 như sau:
“Điều 49. Trợ cấp hằng tháng
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp.
Trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó…”
Như vậy
Trong trường hợp này chồng của bạn bị tai nạn lao động suy giảm 35% nên thuộc vào trường trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng từ cơ quan BHXH. Việc biên bản điều tra tai nạn lao động kết luận tai nạn xảy ra là do lỗi của chồng bạn cũng không làm ảnh hưởng đến chế độ mà cơ quan BHXH chi trả cho chồng bạn.
Bạn vui lòng tham khảo cách tính mức hưởng tại bài viết: Cách tính tiền trợ cấp hàng tháng cho người bị tai nạn lao động
Thứ hai, về hồ sơ hưởng trợ cấp BHXH cho người bị tai nạn lao động
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH (có hiệu lực từ ngày 01/05/2019) hướng dẫn hồ sơ hưởng trợ cấp BHXH cho người bị tai nạn lao động như sau:
+) Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng giám định y khoa;
+) Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động.
+) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, BNN theo mẫu số 05A-HSB.
+) Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa.
Luật sư tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ ba, về vấn đề dưỡng sức sau tai nạn lao động
Theo Khoản 1 Điều 54 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 hướng dẫn:
“Điều 54. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”.
Như vậy, nếu chồng của bạn sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Với mức suy giảm khả năng lao động 35%; bạn sẽ được nghỉ dưỡng sức là 07 ngày.
Bạn vui lòng tham khảo mức hưởng tại bài viết: Mức trợ cấp dưỡng sức khi bị tai nạn lao động là như thế nào?
Thứ tư, về vấn đề đóng BHXH khi đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng
Khoản 4 Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“4. Người lao động quy định tại các Điểm a và b Khoản 1 Điều này là người giúp việc gia đình và người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này mà đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hằng tháng dưới đây thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
a) Người đang hưởng lương hưu hằng tháng;
b) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CPngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;
c) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng…”
Như vậy, người hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng không phải là 01 trong các trường hợp hưởng trợ cấp BHXH không phải đóng bảo hiểm. Do đó, khi đã nhận trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng thì chồng của bạn vẫn phải đóng bảo hiểm ở công ty bình thường.
Trên đây là bài viết về vấn đề Trợ cấp BHXH cho người bị tai nạn lao động theo quy định hiện hành.
Nếu còn vướng mắc về trợ cấp BHXH cho người bị tai nạn lao động; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến về chế độ tai nạn lao động 19006172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
-> Trách nhiệm của công ty khi nhân viên bị tai nạn lao động
- Mức hưởng BHYT đối với trẻ em khi đi khám chữa bệnh trái tuyến trung ương
- Hồ sơ cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định
- Tham gia bảo hiểm xã hội bao lâu để được hưởng chế độ thai sản?
- Có được hưởng chế độ thai sản nếu nghỉ trước khi sinh không?
- Điều kiện hưởng thai sản khi lao động nữ sinh con năm 2023