Trợ cấp thai sản năm 2022: Điều kiện – thủ tục – mức hưởng
Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi mà nhiều người lao động mong chờ nhất vì tiền trợ cấp nhận được khá cao. Vì thế, để không mất quyền lợi thì người lao động đang trong độ tuổi sinh nở hãy lưu ý những điều sau:
- 05 lý do bạn chưa nhận được tiền thai sản
- Tất cả các khoản tiền thai sản 2022 được nhận khi sinh con
- Hướng dẫn báo giảm thai sản trên phần mềm Bảo hiểm xã hội
VIDEO: TẤT CẢ KHOẢN TIỀN ĐƯỢC NHẬN KHI SINH CON
Luật sư tư vấn Chế độ thai sản trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Căn cứ Khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.“
Như vậy, để được hưởng chế độ thai sản, người lao động chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 6 tháng trong 12 tháng trước khi sinh con. Trong trường hợp đặc biệt mà phải nghỉ dưỡng thai do chỉ định của cơ sở y tế có thẩm quyền thì người lao động chỉ cần đóng được 3 tháng trong 12 tháng trước khi sinh nhưng trước sinh 01 năm phải đóng được ít nhất 12 tháng bảo hiểm xã hội (không tính 3 tháng đóng BHXH trong 12 tháng trước sinh con).
Lưu ý:
– Nếu người lao động chỉ đóng được 6 tháng – 8 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì khi làm hồ sơ thai sản rất dễ bị cơ quan bảo hiểm xã hội thanh kiểm tra.
– Khi mang thai, người lao động còn được nhận thêm khoản trợ cấp khi đi khám thai. Nhiều người cho rằng nếu không làm chế độ khám thai thì sẽ không được nhận chế độ thai sản. Điều này là hoàn toàn không đúng, chế độ thai sản và chế độ khám thai độc lập với nhau. Việc không nhận chế độ khám thai không ảnh hưởng đến chế độ thai sản khi sinh con.
2. Thời gian và mức hưởng chế độ thai sản
Căn cứ tại Điều 34 và Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì thời gian và mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con như sau:
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản khi sinh con:
– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
– Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Mức hưởng chế độ thai sản: Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Công thức tính cụ thể như sau:
Mức hưởng = bình quân lương 6 tháng x 100% x 6 tháng thai sản
Lưu ý:
– Khi làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ duyệt luôn trợ cấp một lần khi sinh con mà không phải làm riêng hồ sơ;
– Người lao động được đi làm trước khi hết thai sản không quá 02 tháng mà vẫn nhận được đầy đủ khoản tiền thai sản và tiền lương và các quyền lợi khác khi đi làm. Chỉ có khoản tiền dưỡng sức sau khi sinh theo Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 là không được nhận.
3. Hồ sơ, thủ tục nhận chế độ thai sản
Bước 01: Công ty thực hiện báo giảm lao động nghỉ thai sản trên phần mềm bảo hiểm xã hội. Sau đó, cơ quan Bảo hiểm sẽ phê duyệt hồ sơ báo giảm thai sản. Về việc báo giảm thai sản, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Hướng dẫn báo giảm thai sản trên phần mềm Bảo hiểm xã hội
Bước 02: Sau khi sinh con, người lao động gửi Giấy khai sinh (bản sao) hoặc Giấy chứng sinh cho Công ty để Công ty làm chế độ thai sản cho người lao động.
Bước 03: Công ty căn cứ vào Giấy tờ mà Người lao động gửi để thực hiện làm hồ sơ thai sản cho người lao động trên cơ quan Bảo hiểm xã hội, cụ thể:
1. Kê khai chế độ thai sản trên phần mềm Bảo hiểm xã hội. Chọn hồ sơ 630b. Khi kê khai xong các nội dung yêu cầu thì cần đính kèm các giấy tờ nêu tại Bước 02 để làm căn cứ giải quyết chế độ. Sau đó, ký và gửi hồ sơ điện tử lên Bảo hiểm xã hội.
Về việc kê khai chế độ thai sản trên phần mềm Bảo hiểm xã hội, bạn có thể tham khêm bài viết sau: Hướng dẫn kê khai thai sản trên phần mềm BHXH
2. Sau khi gửi xong hồ sơ điện tử, bạn cần soạn mẫu 01b-HSB để gửi qua bưu điện lên cơ quan Bảo hiểm xã hội chủ quản để được giải quyết chế độ dưỡng sức.
Khi gửi hồ sơ qua bưu điện thì cần gửi Mẫu 01b -HSB (bản giấy, ký đóng dấu đỏ của Công ty) và các giấy tờ nếu có nêu tại Bước 02. Về việc kê khai mẫu 1b-HSB bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Cách điền mẫu 01B-HSB giải quyết chế độ thai sản cho lao động nữ sinh con
Lưu ý: Nếu chỉ gửi hồ sơ thai sản điện tử qua phần mềm BHXH thì chưa hoàn thiện và bên Bảo hiểm xã hội sẽ từ chối không giải quyết, nên ngay sau khi nộp hồ sơ điện tử xong cần phải làm bộ hồ sơ giấy để gửi lên bảo hiểm để tránh bị từ chối hồ sơ.
Sau khi gửi hồ sơ lên cơ quan BHXH, Công ty sẽ nhận được mã hồ sơ và có thể theo dõi quá trình giải quyết hồ sơ qua mã hồ sơ. Bạn có thể tham khảo bài viết sau: Hướng dẫn tra cứu quá trình giải quyết hồ sơ thai sản
Bước 04: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và xử lý theo quy định của pháp luật:
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Cơ quan BHXH sẽ trả email, SMS thông báo về việc xử lý thành công hồ sơ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh con;
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Cơ quan BHXH sẽ trả email, SMS thông báo về việc từ chối tiếp nhận xử lý hồ sơ và yêu cầu hoàn thiện lại theo hướng dẫn gửi kèm.
Lưu ý: khi được trả hồ sơ hợp lệ thì cơ quan BHXH sẽ gửi thông báo về việc phê duyệt tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi con cho người lao động