19006172

Xác định số ngày nghỉ chế độ ốm đau khi nằm viện giao giữa 2 năm

Xác định số ngày nghỉ chế độ ốm đau khi nằm viện giao giữa 2 năm

Cho tôi hỏi về việc xác định số ngày nghỉ chế độ ốm đau khi nằm viện giao giữa 2 năm? Tôi bị viêm ruột thừa phải mổ lại hai lần do bị nhiễm trùng. Tôi nhập viện điều trị từ ngày 18/12/2019 đến ngày 06/01/2020 tôi xuất viện và được bác sỹ chỉ định nghỉ thêm 08 ngày. Vậy cho tôi hỏi thời gian hưởng chế độ ốm đau của tôi được tính như thế nào khi tôi nhập viện điều trị trong 2 năm như vậy?

Mức hưởng chế độ ốm đau của tôi được tính như thế nào? Tôi có đủ điều kiện để hưởng chế độ dưỡng sức chưa? Trong những ngày tôi nghỉ như vậy thì tháng 12 và tháng 1 tôi có được tham gia đóng BHXH không



Xác định số ngày nghỉ chế độ ốm đau

Luật sư hỗ trợ tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Xác định số ngày nghỉ chế độ ốm đau của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, Xác định số ngày nghỉ chế độ ốm đau khi nằm viện giao giữa 2 năm

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

“Điều 4. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

5. Trường hợp người lao động có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau của năm nào tính vào thời gian hưởng chế độ ốm đau của năm đó.”

Theo đó, căn cứ theo quy định trên thì trường hợp bạn có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau của năm nào tính vào thời gian hưởng chế độ ốm đau của năm đó.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về thời gian hưởng chế độ ốm đau:

“1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.”

Như vậy, theo quy định này thì trong năm 2019 bạn nhập viện từ ngày 18/12/2018 thì bạn sẽ được nghỉ 14 ngày tuy nhiên 14 ngày này phải trừ đi ngày nghỉ hàng tuần của đơn vị bạn. Sang năm 2020 bạn điều trị từ ngày 01/01/2020 đến ngày 06/01/2020 và được chỉ định nghỉ thêm 8 ngày thì bạn sẽ được nghỉ 14 ngày nhưng 14 ngày ngày cũng phải trừ ngày nghỉ tết dương lịch và ngày nghỉ hàng tuần của đơn vị bạn.

Thứ hai, về mức hưởng trong ngày nghỉ chế độ ốm đau

Căn cứ Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

“Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau

1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày”.

Theo đó, mức hưởng chế độ ốm đau của bạn sẽ được tính bằng (75% x tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc do ốm đau ) : 24 x Số ngày nghỉ ốm đau.

Thứ ba, điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau ốm đau

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

“Điều 29. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau

1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước”.

Như vậy, điều kiện giải quyết chế độ dưỡng sức sau ốm đau là: người lao động phải đã hưởng chế độ ốm đau từ 30 ngày trở lên trong năm và trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Do đó, trường hợp của bạn tính theo mỗi năm thì bạn đều chưa nghỉ hết chế độ ốm đau nên bạn chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ dưỡng sức.

Thứ tư, quy định về đóng BHXH trong những ngày nghỉ chế độ ốm đau

Căn cứ điều 42 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định như sau:

“Điều 42. Quản lý đối tượng

4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.”

Như vậy, người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT. 

Dẫn chiếu quy định trên tới trường hợp của bạn: Nếu trong tháng 12/2019 và tháng 01/2020 mà bạn nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên thì bạn sẽ không được đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN còn nếu trường hợp tổng số ngày nghỉ việc mỗi tháng của bạn dưới 14 ngày làm việc thì đơn vị vẫn phải tham gia đóng các loại bảo hiểm trên cho bạn.

Nếu còn vướng mắc về Xác định số ngày nghỉ chế độ ốm đau xin vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

-->Thời gian nghỉ hưởng ốm đau giao giữa 2 năm thì tính cho năm nào?

luatannam