Xử phạt khi không trả tiền bảo hiểm vào lương
Công ty tôi ký hợp đồng lao động với một người. Người này đang làm việc cho công ty đầu tiên và công ty tôi là công ty thứ hai (làm việc đồng thời ở 2 công ty). Công ty đầu tiên chịu trách nhiệm đóng BHXH còn công ty thứ hai thì không phải đóng. Công ty tôi không trả tiền bảo hiểm cho NLĐ mà chỉ trả tiền lương như thỏa thuận. Như vậy có được không? Có bị phạt không?
- Quy định mới nhất về đóng bảo hiểm khi làm việc ở nhiều nơi
- Làm việc tại hai nơi, tham gia đóng BHXH tại đâu?
- Công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động bị phạt thế nào?
Tư vấn Bảo hiểm xã hội:
Về vấn đề xử phạt khi không trả tiền bảo hiểm vào lương, Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
“4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.”
Theo đó, khi người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động một lúc thì sẽ đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng giao kết đầu tiên.
Căn cứ Khoản 3 Điều 168 Bộ Luật lao động 2019 quy định:
“3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.”
Theo đó, người lao động đồng thời làm việc ở 2 công ty mà công ty bạn là công ty thứ hai nên công ty bạn không phải đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan BHXH. Tuy nhiên, công ty bạn có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm vào lương cho người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
Trường hợp công ty bạn không thực hiện trả tiền bảo hiểm cho người lao động:
Căn cứ Khoản 4 Điều 16 Nghị định 88/2015/NĐ-CP:
“4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo đó, mức xử phạt sẽ căn cứ vào số lượng người lao động bị vi phạm quyền lợi. Nếu doanh nghiệp bạn vi phạm với một người lao động thì bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Kết luận:
Trường hợp người lao động công ty bạn đang giao kết hợp đồng lao động với công ty trước; công ty bạn phải trả một khoản tiền tương ứng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; nếu không trả sẽ bị phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không trả tiền bảo hiểm cho 1 người lao động này.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Thủ tục giảm trùng bảo hiểm xã hội
Quy định mới nhất về đóng bảo hiểm khi làm việc ở nhiều nơi
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp
- Đăng ký bảo hiểm y tế ở nơi tạm trú cho trẻ dưới 6 tuổi
- Chế độ nghỉ hưu do tinh giảm biên chế có áp dụng cho người lao động không?
- Ung thư giai đoạn 3 có được rút BHXH 1 lần luôn không?
- Năm sinh trên sổ BHXH bị sai có được rút BHXH một lần không?
- Mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ khi bị sẩy thai