Nội dung câu hỏi:
Tôi nghỉ việc ở công ty tại TP. Hồ Chí Minh được hơn 1 năm; sổ bảo hiểm do tôi đang giữ nhưng chưa được chốt. Vậy phải làm thế nào để chốt sổ bảo hiểm khi công ty phá sản rồi? Nếu tôi chốt xong mà còn 1 sổ nữa đóng từ năm 2010 thì có cộng 2 sổ này với nhau được không và phải làm như thế nào? Sau khi công ty phá sản tôi cũng không đi làm ở đâu nữa. Tôi có nguyện vọng đóng tự nguyện thì hồ sơ thủ tục có phức tạp không? Thời gian đóng ở công ty trước đó của tôi có được ghi nhận nữa không? Xin cám ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề chốt sổ bảo hiểm khi công ty phá sản; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Cách thức để chốt sổ bảo hiểm khi công ty phá sản
Căn cứ Khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH quy định:
“72. Sửa đổi, bổ sung Điều 46 như sau:
“Điều 46. Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH
1. Ghi, xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trong sổ BHXH
1.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.
Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.”
Như vậy:
Khi công ty cũ đã phá sản, bạn có thể tự đến cơ quan BHXH nơi công ty đó đóng BHXH để đề nghị chốt sổ BHXH làm việc tại đây. Tuy nhiên, nếu công ty cũ chưa đóng đủ thì bạn chỉ được xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng.
Vấn đề gộp sổ BHXH
Căn cứ Khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH có hướng dẫn:
“2. Gộp sổ BHXH và hoàn trả
Trường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu; lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện:
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau: Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp.
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau: lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 43.”
Theo quy định trên, khi một người lao động có từ 02 sổ bảo hiểm trở lên mà thời gian đóng không trùng nhau thì phải gộp sổ bảo hiểm xã hội.
Bạn cho biết bạn hiện đang có 02 số sổ BHXH với thời gian đóng ở 2 công ty khác nhau nên bạn sẽ phải làm thủ tục gộp quá trình đóng trên 2 sổ này thành một.
Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH và Phiếu giao nhận hồ sơ 621/……………/SO của BHXH TP. Hồ Chí Minh thì bạn cần chuẩn bị:
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người)
Sổ BHXH gốc, các sổ BHXH khác kèm đầy đủ các tờ rời.
Bạn nộp các giấy tờ nêu trên cho cơ quan BHXH nơi bạn đã tham gia.
Về thời hạn giải quyết gộp sổ BHXH bạn vui lòng tham khảo bài viết: Thời hạn giải quyết gộp sổ bảo hiểm xã hội
Luật sư tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 19006172
Thủ tục tham gia BHXH tự nguyện
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 134/2015/NĐ-CP về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
“1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.”
Trường hợp của bạn, sau khi công ty phá sản bạn không tham gia bảo hiểm bắt buộc nên đủ điều kiện để có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Điều 24 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 24. Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
1.2. Đại lý thu/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.“
Theo đó, để có thể tham gia BHXH tự nguyện bạn cần xuất trình cho cơ quan BHXH cấp huyện nơi bạn đang cư trú các giấy tờ sau đây:
– Tờ khai theo mẫu TK1-TS;
– Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân;
– Sổ BHXH mà bạn đã đóng bắt buộc;
– Sổ hộ khẩu/giấy tờ tạm trú.
Bạn có thể tham khảo bài viết: Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện theo Luật mới
Có được ghi nhận thời gian đóng bắt buộc khi chuyển sang đóng BHXH tự nguyện
Căn cứ Khoản 5 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.
Như vậy, theo quy định trên thì khi bạn đóng BHXH tự nguyện thì thời gian đóng BHXH bắt buộc trước đó sẽ không bị mất đi mà sẽ được cộng nối tiếp với nhau.
Trên đây là quy định của pháp luật về cách thức chốt sổ bảo hiểm khi công ty phá sản. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc; về cách thức để chốt sổ bảo hiểm khi công ty phá sản bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được hỗ trợ giải đáp.
-> Bảo đảm quyền lợi cho người lao động khi công ty cũ nợ tiền BHXH
- Mức hưởng bảo hiểm y tế khi sinh con tại bệnh viện trái tuyến
- Mức hưởng dưỡng sức ốm đau sẽ tăng trong năm 2021
- Hưởng TCTN có cần quyết định nghỉ việc của công ty đầu tiên?
- 12 tháng trước khi sinh để hưởng chế độ thai sản được xác định như thế nào?
- Hướng dẫn điền tờ khai TK1-TS để thay đổi nơi KCB ban đầu