Nội dung câu hỏi
Chào anh chị, Công ty em có người lao đông dự sinh cuối tháng 5, dự định họ sẽ làm hết ngày 24/05 mới nghỉ việc nhưng do họ sinh con sớm quá nên họ nghỉ luôn sinh ngày 16/05. Vậy tôi sẽ báo giảm lao động nghỉ thai sản tháng 5 hay tháng 6 ạ vì bên công ty em nghỉ chiều T7 và chủ nhật ạ? Hướng dẫn tôi cách thức làm hồ sơ báo giảm trên phần mềm BHXH điện tử, xin cảm ơn.
- Hướng dẫn kê D01-TS báo giảm ốm đau muộn trên phần mềm BHXH
- Xác định 14 ngày nghỉ việc để báo giảm nghỉ ốm
VIDEO: XÁC ĐỊNH 14 NGÀY ĐỂ BÁO TĂNG – BÁO GIẢM
Luật sư tư vấn Chế độ thai sản trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi: Hướng dẫn báo giảm thai sản trên phần mềm Bảo hiểm xã hội của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Xác định tháng báo giảm nghỉ thai sản;
Căn cứ Khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về báo giảm lao động nghỉ thai sản như sau:
“6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.”
Theo quy định nêu trên, trong 01 tháng mà người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên thì tháng đó người lao động và đơn vị không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN và thời gian nghỉ thai sản này, người lao động được cơ quan BHXH xác nhận là thời gian có tham gia BHXH.
Như vậy, khi người lao động nghỉ sinh con thì công ty bạn phải làm hồ sơ báo giảm thai sản để thực hiện hồ sơ giải quyết chế độ thai sản cho người lao động. Cụ thể trong trường hợp này việc xác định báo giảm thai sản trong tháng 05 hay 06 như sau:
– Người lao động nghỉ sinh con bắt đầu từ ngày 16/05;
– Người lao động có ngày nghỉ hằng tuần là chủ nhật (chiều t7 không được tính là ngày nghỉ hằng tuần mà vẫn xác định là ngày làm việc);
– Từ ngày 16/05 đến 31/05 là 16 ngày trong đó có 02 ngày chủ nhật là ngày 22/05 và ngày 29/05. Vậy họ nghỉ ốm đau trong tháng 05 là 16 ngày – 02 ngày chủ nhật là 14 ngày. Chính vì thế, Công ty bạn cần phải làm thủ tục báo giảm vào tháng 5.
Hướng dẫn làm hồ sơ báo giảm thai sản trên phần mềm BHXH điện tử;
(Việc báo giảm lao động nghỉ thai sản trên các phần mềm BHXH điện tử hiện nay là như nhau, do đó, chúng tôi sẽ minh họa hướng dẫn trên một loại phần mềm)
Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm BHXH điện tử mà Công ty bạn đang sử dụng;
Bước 2: Chọn nghiệp vụ hồ sơ 600 báo tăng, báo giảm và điều chỉnh người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN;
Lưu ý: Hiện nay cơ quan BHXH đã gộp mẫu 600a (báo giảm) 600b (báo điều chỉnh) thành mẫu 600. Do đó, khi làm nghiệp vụ liên quan đến báo tăng, báo giảm, điều chỉnh mức lương – chức danh của người lao động thì đều chọn vào hồ sơ 600 để thực hiện.
Bước 03: Chọn người lao động cần kê khai báo giảm nghỉ thai sản.
Bước 04: Thực hiện kê khai mẫu D02-LT;
– Điều cột từ tháng năm là: tháng 05, cột đến tháng năm: không điền
– Phương án chọn: Nghỉ thai sản;
– Phần ghi chú: điền ngày bắt đầu nghỉ thai sản; Lưu ý: ngày bắt đầunghỉ thai sản sẽ là ngày đề nghị hưởng chế độ thai sản trên hồ sơ 630b;
Lưu ý: Nếu đơn vị báo giảm muộn thì cần phải làm thêm tờ khai D01-TS trên phần mềm BHXH. Bạn tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn chi tiết cách tiền mẫu D01-TS
Bước 5: Lưu hồ sơ và ký gửi điện tử lên cơ quan BHXH
Lưu ý: thực hiện hồ sơ báo giảm lao động nghỉ thai sản chỉ cần kê khai mẫu D02-LT mà không phải kê khai mẫu TK01-TS; đối với mẫu D01-TS cũng không phải kê khai vì Công ty bạn đang kê khai đúng khi mới phát sinh trong tháng 05.
Hướng dẫn kê khai chế độ thai sản khi sinh con trên phần mềm BHXH điện tử;
Đối với hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản khi sinh con được làm trên hồ sơ mẫu 630b phần mềm Bảo hiểm xã hội điện tử. Tại tất cả các phần mềm BHXH điện tử hiện nay đều có mẫu 630b và cách thức làm làm giống nhau, chỉ khác ở thao tác, cụ thể công ty bạn sẽ thực hiện kê khai nhưng thông tin sau:
Bước 01: Đăng nhập vào phần mềm Bảo hiểm xã hội điện tử;
Bước 02: Chọn mục kê khai hồ sơ hoặc lập hồ sơ hoặc quản lý hồ sơ trên phần mềm Bảo hiểm xã hội;
Bước 03: Chọn hồ sơ 630b: hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ thai sản;
Bước 04: Thực hiện kê khai hồ sơ trên mẫu 630b;
– Chọn người lao động cần kê khai và Chọn loại hồ sơ phát sinh mới;
– Kê khai các thông tin yêu cầu trong hồ sơ chế độ thai sản khi sinh con:
+) Số con sinh/nuôi: điền số con được sinh ra;
+) Ngày sinh của con: điền ngày sinh của con
+) Cột từ ngày đến ngày: ghi ngày bắt đầu lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con (theo ngày nghỉ thực tế) và ngày hết chế độ thai sản;
+) Cột từ ngày đơn vị đề nghị hưởng: ghi ngày đề nghị hưởng giống cột từ ngày
+) Cột tổng số ngày: tính tổng số ngày nghỉ theo cột từ ngày và cột đến ngày
+) Thông tin nhận thanh toán: Chọn nhận qua hình thức ATM và điền thông tin tài khoản ngân hàng của người lao động;
Bước 05: Chuyển qua phần đính kèm hồ sơ và tải Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của con
Bước 06: Lưu hồ sơ và ký điện tử gửi lên cơ quan Bảo hiểm xã hội
Bước 07: Sau khi gửi hồ sơ điện tử thì công ty bạn chuẩn bộ hồ sơ giấy gồm mẫu 01b-HSB (cách thức kê khai mẫu 01b-HSB bản giấy giống như khi khai trên phần mềm BHXH) và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH và gửi qua bưu điện lên cơ quan Bảo hiểm xã hội;
Bước 08: Cơ quan bảo hiểm xã hội duyệt hồ sơ và chi trả trợ cấp cho người lao động
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Hướng dẫn Báo tăng thai sản trên Phần mềm BHXH;
Đối với hồ sơ đề Báo tăng đi làm lại sau thai sản được làm trên hồ sơ mẫu 600 (hoặc 600a) phần mềm Bảo hiểm xã hội điện tử. Tại tất cả các phần mềm BHXH điện tử hiện nay đều có mẫu 600 (hoặc 600a) và cách thức làm làm giống nhau, chỉ khác ở thao tác, cụ thể công ty bạn sẽ thực hiện kê khai nhưng thông tin sau:
Bước 01: Đăng nhập vào phần mềm Bảo hiểm xã hội điện tử;
Bước 02: Chọn mục kê khai hồ sơ hoặc lập hồ sơ hoặc quản lý hồ sơ trên phần mềm Bảo hiểm xã hội;
Bước 03: Chọn hồ sơ 600: báo tăng, báo giảm và điều chỉnh người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN; (nhiều phần mềm vẫn chia là 600a là báo tăng; 600b là báo giảm và 600c là điều chỉnh)
Bước 04: Thực hiện kê khai hồ sơ trên mẫu 600;
Bước 05: Chọn tháng kề khai và kỳ kê khai. Sau đó hệ thống sẽ mở ra giao diện hồ sơ 600
Bước 06: Nhấn nút “Chọn lao động”. Sau đó, lựa chọn người lao động cần báo tăng thai sản đi làm lại. Tiếp tục ” Phân loại” chọn “Tăng lao động” và nhấn nút “áp dụng” để thêm người lao động đó vào hồ sơ báo tăng.
Bước 07: Trong Mẫu D02-LT điền các thông tin:
Phương án: Chọn phương án Đi làm lại (Mã ON)
Chức vụ và nơi làm việc: Điền chức vụ và nơi làm việc của người lao động
Mã vùng lương tối thiểu: Chọn vùng lương tương ứng
Hệ số lương/mức lương và các khoản phụ cấp khác nếu có: Điền mức lương đóng BHXH của NLĐ và các khoản phụ cấp nếu có
Loại và hiệu lực của Hợp đồng: NLĐ ký loại Hợp đồng nào thì điền tương ứng vào cột đó
Thời điểm đơn vị bắt đầu đóng và Thời điểm đơn vị kết thúc đóng: Điền tháng mà đơn vị bạn muốn báo tăng thai sản đi làm lại
Ghi chú: Điền thông tin về ngày người lao động quay trở lại làm việc
Bước 8: Sau khi kê khai xong, nhấn lưu hồ sơ.
Bước 9: Nhấn “kê khai” để nộp hồ sơ lên cơ quan Bảo hiểm xã hội
Lưu ý:
+) Nếu đơn vị làm hồ sơ đúng vào thời điểm phát sinh thì chỉ cần làm các bước như nêu ở trên, trường hợp báo tăng muộn sẽ phải kê khai thêm mẫu D01-TS.
+) Cần phải làm thủ tục báo tăng thai sản đi làm lại trước khi làm hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh.
Kê khai chế độ dưỡng sức sau thai sản trên phần mềm BHXH
Đối với hồ sơ đề nghị hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản được làm trên hồ sơ mẫu 630c phần mềm Bảo hiểm xã hội điện tử. Tại tất cả các phần mềm BHXH điện tử hiện nay đều có mẫu 630c và cách thức làm làm giống nhau, chỉ khác ở thao tác, cụ thể công ty bạn sẽ thực hiện kê khai nhưng thông tin sau:
Bước 01: Đăng nhập vào phần mềm Bảo hiểm xã hội điện tử;
Bước 02: Chọn mục kê khai hồ sơ hoặc lập hồ sơ hoặc quản lý hồ sơ trên phần mềm Bảo hiểm xã hội;
Bước 03: Chọn hồ sơ 630c: hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ dưỡng sức sau sinh;
Bước 04: Thực hiện kê khai hồ sơ trên mẫu 630c;
Bước 05: Chọn tháng kề khai và kỳ kê khai. Sau đó hệ thống sẽ mở ra giao diện hồ sơ 630c
Bước 06: Thực hiện kê khai hồ sơ trên mẫu 630c;
– Chọn người lao động cần kê khai và Chọn loại hồ sơ phát sinh mới;
– Kê khai các thông tin yêu cầu trong hồ sơ chế độ dưỡng sức:
+) Ngày nghỉ hằng tuần: Điền ngày nghỉ hằng tuần của công ty bạn;
+) Cột từ ngày đến ngày: ghi ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức và ngày kết thúc
+) Cột từ ngày đơn vị đề nghị hưởng: ghi ngày đề nghị hưởng giống cột từ ngày
+) Cột tổng số ngày: ghi số ngày nghỉ dưỡng sức
+) Thông tin nhận thanh toán: Chọn nhận qua hình thức ATM và điền thông tin tài khoản ngân hàng của người lao động;
– Chuyển sang mục đính kèm hồ sơ và tải lên file Giấy ra viện hoặc Giấy chứng nhận phẫu thuật (nếu NLĐ sinh phẫu thuật)
Bước 07: Lưu hồ sơ và ký điện tử gửi lên cơ quan Bảo hiểm xã hội
Bước 08: Sau khi gửi hồ sơ điện tử thì công ty bạn chuẩn bộ hồ sơ giấy gồm mẫu 01b-HSB và gửi qua bưu điện lên cơ quan Bảo hiểm xã hội;
Bước 09: Cơ quan bảo hiểm xã hội duyệt hồ sơ và chi trả trợ cấp cho người lao động
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Tổng đài tư vấn Bảo hiểm xã hội điện tử 1900 6172
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về Khai báo bảo hiểm điện tử; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Bảng hệ số trượt giá tính BHXH 1 lần đối với người tham gia tự nguyện
- NLĐ được nghỉ ốm đau tối đa bao nhiêu ngày trong một năm?
- Số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng tối đa
- Điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động?
- Mốc tuổi để tính tỷ lệ giảm trừ lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi