Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Tôi đi làm được 6 năm và đóng bảo hiểm đầy đủ gồm bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Gần đây, thấy rằng công việc không phù hợp và mức lương không tương xứng với sức lo động mình bỏ ra. Nay tôi có viết đơn xin thôi việc (đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn) với công ty. Trong thời gian này tôi vẫn đang đi làm đầy đủ. Vậy xin hỏi tôi có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không. Tôi xin chân thành cảm ơn.
- Người lao động nghỉ ngang thì có được hưởng TCTN không?
- Năm 2020 NLĐ tự bỏ việc có được hưởng tiền thất nghiệp?
- NLĐ nghỉ ngang có bị mất quá trình đã đóng bảo hiểm thất nghiệp?
Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo Điều 49 Luật việc làm 2013 quy định như sau:
“Điều 49. Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.“
Như vậy, một trong những điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp là bạn phải chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đúng quy định pháp luật.
Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172
Thứ hai, căn cứ quy định Khoản 1 Điều 35 Bộ Luật lao động 2019:
“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;”
Theo đó, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn nghỉ việc tại công ty và thông báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày thuộc trường hợp nghỉ việc đúng pháp luật. Bên cạnh đó, bạn đã đóng đủ 12 tháng (bạn đã tham gia 6 năm) bảo hiểm thất nghiệp trước 24 tháng nghỉ việc. Nếu bạn nộp hồ sơ đầy đủ và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày thì đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm mức hưởng trợ cấp thất nghiệp và hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp tại bài viết:
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Phá thai có được bảo hiểm y tế chi trả không?
- Sau khi nghỉ việc có thể về đóng bảo hiểm tự nguyện được không?
- Thời điểm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần?
- Báo giảm giá trị sử dụng thẻ BHYT cũ cho người lao động theo quy định mới
- Chế độ hưu trí đối với người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp