Nội dung câu hỏi:
Xin chào anh chị tư vấn, em muốn tư vấn về cấp giấy chứng nhận thương tích. Công ty em có một người lao động bị tai nạn lao động. Người đó bị mất đốt 3 ngón 2 bàn tay trái. Người lao động đó được đưa đến trạm y tế để sơ cấp cứu. Sau đó được chuyển đến Phòng khám đa khoa để xử lý vết thương rồi cho về. Công ty em cần giấy chứng nhận thương tích của người lao động để làm hồ sơ bên công ty. Nhưng đến trạm y tế và phòng khám đa khoa thì đều bi từ chối.
Họ đưa ra lý do không thể cấp giấy chứng nhận thương tích mà phải lên bệnh viện đa khoa tỉnh. Vậy anh chị cho em hỏi cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thương tích do tai nạn lao động? Mong anh chị tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn!
- Quy định về giấy chứng nhận thương tích trong hồ sơ giám định sức khỏe
- Lập biên bản điều tra tai nạn lao động trước hay hồ sơ giám định sức khỏe trước?
- Hồ sơ giám định sức khỏe hưởng chế độ tai nạn lao động gồm những giấy tờ gì?
- Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động và mức hưởng
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi về cấp giấy chứng nhận thương tích; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thương tích cho người lao động;
Căn cứ theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT:
“Điều 5. Hồ sơ khám giám định lần đầu
1. Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động:
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu hồ sơ bệnh án;”
Như vậy, Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế cấp. Cơ sở y tế cấp giấy là nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động. Tuy nhiên trong mẫu Giấy chứng nhận thương tích có yêu cầu chữ ký của giám đốc bệnh viện. Do đó có thể hiểu, Giấy chứng nhận thương tích phải do bệnh viện cấp cho người lao động
Trong trường hợp của bạn: người lao động công ty bạn bị tai nạn lao động. Người này được đưa vào trạm y tế để sơ cấp cứu, sau đó chuyển đến Phòng khám đa khoa. Như vậy, trạm y tế và Phòng khám đa khoa không điều kiện cấp giấy chứng nhận thương tích.
Nếu người lao động công ty bạn muốn được cấp giấy chứng nhận thương tích thì cần đến Bệnh viện tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh để điều trị. Sau khi điều trị, người lao động có thể yêu cầu Bệnh viện cấp cho giấy chứng nhận thương tích. Giấy chứng nhận thương tích phải có chữ ký của giám đốc bệnh viện.
Quy định về mẫu Giấy chứng nhận thương tích
Đồng thời căn cứ Phần 2 Phụ lục kèm theo Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT như sau:
”Phần II.
MẪU GIẤY, PHIẾU CHUYÊN MÔN BỆNH VIỆN: 66 LOẠI
Nội dung | Khổ giấy | Trang |
A. Mẫu giấy, phiếu Y | 4 loại | 110 |
8. Giấy chứng nhận thương tích | Khổ A4 dọc | 118 |
Như vậy, Giấy chứng nhận thương tích là giấy do cơ sở y tế có thẩm quyền khám chữa bệnh cấp. Mẫu giấy này là mẫu có mã số 08/BV-01 được quy định tại Phần 2 của Phụ lục kèm theo Quyết định 4069/2001/QĐ-BYT.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Hướng dẫn thủ tục giám định lần đầu do tai nạn lao động
Căn cứ theo Phần II Phụ lục I Quyết định 2968/QĐ-BYT ngày 16/5/2018 thì thủ tục giám định tai nạn lao động lần đầu thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Người người lao động hoặc tổ chức sử dụng lao động gửi hồ sơ xin giám định cho Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh
Hồ sơ gồm:
– Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 56/2016/TT-BYT đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 56/2016/TT-BYT đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động;
– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu hồ sơ bệnh án;
– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21 tháng 5 năm 2012 của liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động;
– Giấy ra viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
– Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Bước 2: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật
Trường hợp không khám giám định, trong thời gian 10 ngày làm việc, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng
Bước 3: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi Hội đồng có kết luận, cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định y khoa.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm về cấp giấy chứng nhận thương tích tại các bài viết:
- Công ty có trách nhiệm nộp hồ sơ giám định KNLĐ cho người lao động không?
- Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định mới
- Thời gian giải quyết chế độ tai nạn lao động
Trên đây là giải đáp của công ty về về cấp giấy chứng nhận thương tích.Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Đang có bảo hiểm cho người dân tộc vùng 135 thì có phải đóng ở công ty không?
- Trợ cấp một lần cho sĩ quan do nghỉ hưu trước hạn tuổi
- Mức đóng BHXH cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2021
- Cấp thẻ BHYT cho trẻ em sinh tại nước ngoài về Việt Nam
- Hồ sơ để hưởng chế độ tử tuất khi đóng BHXH tự nguyện mất