19006172

Mức phạt đối với trường hợp chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động

Mức phạt đối với trường hợp chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động

Công ty tôi nợ tiền bảo hiểm do đó năm 2023 nên thẻ BHYT bị cắt hiệu lực nên nhân viên công ty không dùng được thẻ bảo hiểm y tế. Có một số người lao động của công ty đã đi khám chữa bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế và không được bảo hiểm y tế. Vậy công ty tôi có phải chịu trách nhiệm gì đối với việc chậm đóng bảo hiểm y tế không?



Chậm đóng bảo hiểm y tếTư vấn bảo hiểm y tế:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ Khoản 3 Điều 49 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014

“Điều 49. Xử lý vi phạm

3. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:

b) Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.”

Bên cạnh đó, tại khoản 3, 5 Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP:

3. Phạt tiền đối với hành vi đóng bảo hiểm y tế không đủ số tiền phải đóng theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

đ) Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

e) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

g) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;

h) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;

i) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 160.000.000 đồng trở lên.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

b) Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.”

Theo quy định nêu trên, khi công ty nợ tiền Bảo hiểm của người lao động dẫn đến Người lao động không có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh thì trách nhiệm của công ty sẽ như sau:

– Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế. Mức hưởng BHYT của NLĐ trong trường hợp này là 80% chi phí khi đi khám chữa bệnh theo Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014.

– Bị xử phạt vi phạm hành chính dựa trên số tiền chậm đóng.

– Phải nộp lại số tiền BHYT chậm đóng và tiền lãi chậm đóng.

Chậm đóng bảo hiểm y tế

Tư vấn Bảo hiểm y tế trực tuyến 1900 6172

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Mức phạt đối với trường hợp chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động.

Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tại bài viết: 

Trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về việc Mức phạt đối với trường hợp chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam