Nội dung câu hỏi:
Em chào tổng đài tư vấn. Em muốn hỏi về việc giáo viên nghỉ thai sản, đó là vợ em là giáo viên cấp I, nghỉ sinh vào 16/5thì khoảng 30/11 vợ tôi phải đi dạy. Vậy thì vợ tôi sẽ bị mất hai tháng nghỉ hè. Nếu thế thì vợ tôi bị mất 2 tháng nghỉ hè rồi lại mất thêm 2 tháng tiền lương nghỉ hè không phải đi làm mà vẫn hưởng nguyên lương thì có thiệt thòi không? Vậy có quy định nào mà khi Nghỉ thai sản trùng vào hè thì có được nghỉ bù không? Xin cảm ơn rất nhiều!
- Giáo viên nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè?
- Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản ngay sau khi sinh
- Cách tính thời gian để hưởng chế độ thai sản
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn, với câu hỏi của bạn về việc Nghỉ thai sản trùng vào nghỉ hè có được nghỉ bù hay không; chúng tôi xin trả lời như sau:
Điều kiện hưởng thai sản khi sinh con
Căn cứ theo Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Lao động nữ sinh con;
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”
Như vậy, theo quy định thì nếu lao động nữ đóng đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội trong vòng 12 tháng trước khi sinh sẽ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Thời gian nghỉ chế độ của giáo viên khi sinh con
Về thời gian nghỉ thai sản căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.”
Như vậy, thời gian để giáo viên hay người lao động khác nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng, trong đó thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa 02 tháng. Nếu giáo viên sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, mỗi người con giáo viên sẽ được nghỉ thêm 01 tháng.
Nghỉ thai sản trùng vào hè thì có được nghỉ bù không?
Căn cứ theo quy định của Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB về việc hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của giáo viên trùng với thời gian nghỉ hè như sau:
“2. Theo khoản 7 Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm.
3. Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hằng năm là 8 tuần đối với giáo viên mầm non (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT) và 02 tháng đối với giáo viên phổ thông (khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT). Thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường. Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT).
Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ Luật lao động hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 114 Bộ Luật Lao động. Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính.”
Như vậy theo quy định trên thì thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm. Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm trong trường hợp không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm bù theo quy định.
Kết luận: Trong trường hợp của vợ bạn là giáo viên, nghỉ thai sản trùng với 2 tháng nghỉ hè thì sẽ xảy ra một trong hai trường hợp sau đây:
TH01: nếu nhà trường bố trí được việc nghỉ bù phép hàng năm cho vợ của bạn mà vẫn đảm bảo được hoạt động giảng dạy của nhà trường thì vợ bạn sẽ được nghỉ hàng năm bù vào một khoảng thời gian khác và được nhận nguyên lương cho khoảng thời gian nghỉ bù đó.
TH02: nhà trường không sắp xếp được thời gian nghỉ bù phép hàng năm cho vợ của bạn do ảnh hưởng tới việc giảng dạy thì nhà trường sẽ thanh toán 2 tháng tiền lương cho thời gian nghỉ hàng năm của vợ bạn.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề giáo viên nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè có được nghỉ bù không. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản và thời gian nộp
- Mức hưởng khi giáo viên nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Bị tai nạn lao động có được hưởng chế độ ốm đau?
- Có thể thay đổi nơi KCB trên thẻ BHYT sang bệnh viện tư nhân khác?
- Cách điền mẫu tờ khai TK1-TS khi thay đổi nơi KCB ban đầu
- Mức hưởng bảo hiểm y tế khi khám trái tuyến tại bệnh viện Bạch Mai
- Có 2 sổ BHXH có lấy được tiền bảo hiểm xã hội một lần không?