Được truy thu đóng bảo hiểm xã hội tối đa bao nhiêu tháng
Cho tôi hỏi: Được truy thu đóng bảo hiểm xã hội tối đa bao nhiêu tháng. Công ty tôi có 1 nhân viên có hợp đồng lao động từ tháng 6/2019 đến nay nhưng công ty không báo tăng và không đóng bảo hiểm xã hội. Nay tôi muốn báo tăng để truy thu BHXH cho họ từ tháng 6/2020 có được không? Luật có quy định về thời gian được truy thu tiền bảo hiểm xã hội tối đa là bao nhiêu không? Và người lao động này tháng 4/2021 sinh con nên nếu đóng từ tháng 6/2020 trở đi sẽ đủ điều kiện hưởng thai sản thì họ có được hưởng không?
- Đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN lần đầu cho doanh nghiệp
- Tính lãi khi chậm nộp tiền truy thu bảo hiểm xã hội?
- Có bị xử phạt khi không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
- Công ty có được truy thu lại tiền lương tính sai đã trả cho người lao động?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho công ty chúng tôi. Với trường hợp của bạn về: Được truy thu đóng bảo hiểm xã hội tối đa bao nhiêu tháng. Tổng đài tư vấn xin được trả lời bạn như sau:
Thứ nhất, về điều kiện hưởng chế độ thai sản
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Lao động nữ sinh con;
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”.
Theo quy định trên, người lao động đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng chế độ thai sản khi sinh. Người lao động ở công ty bạn đi làm từ tháng 6/2020 và sinh con vào tháng 4/2021, do đó, nếu đóng bảo hiểm liên tục thì họ đã đóng được trên 6 tháng trong khoảng 12 tháng trước khi sinh nên đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Tuy nhiên, như bạn trình bày, công ty bạn đang nợ tiền do đó sẽ phải truy đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động này.
Thứ hai; về vấn đề có được truy thu tiền bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo quy định tại khoản b điểm 1.1, Khoản 1 và điểm 2.3 khoản 2 Điều 38 Quyết định 595/QĐ- BHXH thì:
“Điều 38. Truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
1. Các trường hợp truy thu
1.1. Truy thu do trốn đóng: Trường hợp đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (sau đây gọi là trốn đóng) do cơ quan BHXH kết luận thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN, cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền kết luận từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau:
b) Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm áp dụng tại thời điểm phát hiện trốn đóng.”
2.3. Hồ sơ đúng đủ theo quy định tại Phụ lục 02.
Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối thời gian dưới 6 tháng kèm theo Mẫu D04h-TS hoặc kết luận kiểm tra, từ 06 tháng trở lên kèm kết luận thanh tra của cơ quan BHXH hoặc cơ quan thanh tra hoặc Quyết định xử lý vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền.”
Như vậy
Theo quy định trên, việc truy thu không bị giới hạn về thời gian nên dù các đơn vị trốn đóng bao lâu thì khi bị cơ quan bảo hiểm xã hội phát hiện cũng sẽ bị truy thu toàn bộ số tiền phải đóng, truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng.
Bởi vậy, công ty bạn có một nhân viên có hợp đồng lao động từ tháng 6/2020 đến nay nhưng công ty không báo tăng và không đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp này công ty bạn được xác định là trốn đóng từ tháng 6/2020 nên sẽ Được truy thu đóng bảo hiểm theo quy định và còn bị truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm tại thời điểm phát hiện trốn đóng.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ hai; về vấn đề hưởng chế độ thai sản
Tại điểm 3.2 khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“3.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.”
Theo đó; khi người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trong đó có chế độ thai sản khi sinh con mà đơn vị đang nợ tiền đóng bảo hiểm thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ tiền, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng để giải quyết chế độ thai sản cho người lao động.
Kết luận
Để giải quyết chế độ thai sản cho người lao động khi công ty đang nợ tiền bảo hiểm thì công ty phải đóng đủ tiền bảo hiểm đang nợ, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng. Và hiện nay không có quy định nào về việc người lao động có thời gian truy thu bảo hiểm sẽ không được giải quyết chế độ thai sản khi sinh con.
Trên đây là bài viết về vấn đề: Được truy thu đóng bảo hiểm xã hội tối đa bao nhiêu tháng. Bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Truy thu tiền đóng bảo hiểm xã hội do nộp hồ sơ điện tử chậm
Có bị phạt vi phạm hành chính khi truy thu bảo hiểm xã hội không?
Nếu trong quá trình giải quyết về Được truy thu đóng bảo hiểm bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Năm 2021 đóng thêm BHXH tự nguyện để hưởng TCTN được không?
- Hưởng trợ cấp BHTN khi nghỉ việc do tinh giản biên chế
- Khi nghỉ không lương thì có được mua thẻ BHYT tự nguyện không
- Thanh toán tiền thẻ BHYT trong trường hợp quên chứng minh thư
- Những công việc khai thác than trong hầm lò được về hưu sớm là công việc nào?