Có phải đóng BHXH trong thời gian tạm đình chỉ công việc
Xin chào tổng đài tư vấn! Tôi muốn hỏi về vấn đề có phải đóng BHXH trong thời gian tạm đình chỉ công việc. Tôi bị công ty nghi ngời là ăn cắp tài sản của công ty với giá trị là 50 triệu đồng. Do tính chất phức tạp nên công ty đã ra quyết định đình chỉ công việc của tôi là 02 tháng. Vậy cho tôi hỏi, trong khoảng thời gian 02 tháng này tôi có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Xin cảm ơn!
- Có được tạm ứng tiền lương khi bị đình chỉ công việc
- Chấm dứt hợp đồng lao động vì công việc quá áp lực
- Căn cứ và thời hạn tạm đình chỉ công việc của người lao động
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về có phải đóng BHXH trong thời gian tạm đình chỉ công việc; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về việc đóng BHXH trong thời gian tại đình chỉ công tác để điều tra:
“7. Người lao động mà bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật.
Sau thời gian tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác nếu được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai, không vi phạm pháp luật thì thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng; trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động là có tội thì không thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN và không phải truy đóng BHYT cho thời gian bị tạm giam.”
Như vậy, theo quy định trên người lao động bị tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét có vi phạm pháp luật hay không thì người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật.
Sau thời gian tạm đình chỉ công tác nếu được xác định bị oan, sai, không vi phạm pháp luật thì thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng. Còn trường hợp xác định người lao động là có tội thì không thực hiện việc đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN và không phải truy đóng BHYT cho thời gian bị tạm giam.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận
Với trường hợp của bạn, theo thông tin bạn cung cấp bạn bị công ty nghi ngờ là ăn cắp tài sản của công ty với giá trị là 50 triệu đồng. Do tính chất phức tạp nên công ty đã ra quyết định đình chỉ công việc của bạn là 02 tháng. Vậy trong hai tháng này bạn và công ty được tạm dừng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN mà chỉ phải đóng BHYT với mức 4,5% của 50% mức tiền lương tháng đóng BHXH. Sau đó dựa vào kết luận của cơ quan có thẩm quyền để xác định việc có phải đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN hay không.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
Căn cứ để tính tiền lương tạm ứng khi tạm đình chỉ công việc
Tạm đình chỉ công việc của người lao động
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề còn vướng mắc về vấn đề đóng bảo hiểm trong thời gian tạm đình chỉ công việc; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Thôi việc vì lý do cá nhân thì có được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp không?
- Ai được nhận hỗ trợ tiền thuê nhà theo Quyết định 08/2022
- Điều kiện và thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp mai táng phí
- Gộp lương hưu tháng 4 và tháng 5/2020 vào 1 kỳ chi trả do dịch Covid
- Xác định ngày nghỉ ốm đau như thế nào cho đúng?