Nội dung câu hỏi:
Các địa điểm nhận hồ sơ hưởng thất nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh. Kính chào anh/chị: Vui lòng cho em hỏi, hiện tại em ở quận 8, em muốn làm hồ sơ để hưởng BHTN thì phải đến cơ quan, địa chỉ nào ở thành phố Hồ Chí Minh để làm hồ sơ ạ? Xin cảm ơn!
- Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định
- Hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với hợp đồng lao động dưới 12 tháng
- Ngày nhận trợ cấp thất nghiệp
- Cách tính bảo hiểm thất nghiệp
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho công ty chúng tôi. Với câu hỏi: Các địa điểm nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, Tổng đài tư vấn xin được trả lời bạn như sau:
Các địa chỉ nộp Bảo hiểm thất nghiệp tại TP Hồ Chí Minh;
Người lao động có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại bất cứ Trung tâm dịch vụ việc làm nào trên toàn quốc mà người lao động thấy thuận lợi nhất. Về các địa điểm nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh được đăng tải công khai trên trang web của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Phòng bảo hiểm thất nghiệp: Địa chỉ: 106/14D Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh
Số điện thoại 0283 5147187 hoặc 0283 5147007
2. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Huyện Củ Chi địa chỉ: số 108 đường Phạm Thị Lòng (đường 458 cũ), Ấp Thạnh An, Xã Trung An, Huyện Củ Chi. Số điện thoại 0283 7975424
3. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 4 địa chỉ: số 249 Tôn Đản, Phường 15, Quận 4. Số điện thoại 0283 9415841
4. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 8 địa chỉ: số 296 Lưu Hữu Phước, Phường 15, Quận 8. Số điện thoại 0283 9600050
5. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Thành phố Thủ Đức địa chỉ: số 1 Đường số 9, Phường Phước Bình, Thành phố Thủ Đức. Số điện thoại 0283 7431373
6. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12 địa chỉ: số 802 Nguyễn Văn Quá, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12. Số điện thoại 0283 7153288
7. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận Tân Bình địa chỉ: số 456 Trường Chinh, Phường 13, Quận Tân Bình. Số điện thoại 0283 8426154
EMAIL CÁC ĐIỂM TIẾP NHẬN CỦA TRUNG TÂM:
Địa chỉ email Phòng Bảo hiểm thất nghiệp tại Quận Bình Thạnh: baohiemthatnghieptphcm@gmail.com
Địa chỉ email Chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp Quận 6: baohiemthatnghiepquan6@gmail.com
Địa chỉ email Chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp Quận 4: baohiemthatnghiepquan4@gmail.com
Địa chỉ email Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12: baohiemthatnghiepquan12@gmail.com
Địa chỉ email Chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp Quận Tân Bình: baohiemthatnghieptanbinh@gmail.com
Địa chỉ email Chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp Thành Phố Thủ Đức: bhtntd@gmail.com
Địa chỉ email Chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp Củ Chi: baohiemthatnghiepcuchi@gmail.com
Như vậy, đối với trường hợp bạn cư trú tại quận 8, bạn có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại quận 6 tại Trung tâm dạy nghề Quận 6 tại địa chỉ: 743/34 Hồng Bàng, Phường 6-Quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh để thuận tiện nhất.
Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172
Hồ sơ hưởng Trợ cấp thất nghiệp gồm những gì?
– Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc người lao động chưa có việc làm có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì nộp hồ sơ cho Trung tâm Dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp hoặc nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công Quốc gia.
+ Hồ sơ gồm:
a. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (mẫu số 3) và điền đầy đủ thông tin vào mẫu; Nơi đăng ký khám chữa bệnh; Số điện thoại; Số tài khoản ngân hàng, tên ngân hàng, chi nhánh mở thẻ ngân hàng của người nộp hồ sơ hưởng TCTN.
b. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thôi việc/quyết định sa thải.
c. Sổ bảo hiểm xã hội được chốt đến tháng nghỉ việc có đầy đủ các tờ rời photo 01 bản (nộp kèm theo bản chính để đối chiếu).
d. Căn cước công dân photo 01 bản kèm theo bản chính để đối chiếu.
Thủ tục – trình tự hưởng Bảo hiểm thất nghiệp;
Bước 01: Người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ gồm những giấy tờ mà chúng tôi đã hướng dẫn ở trên.
Bước 02: Người lao động nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị đến Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh hoặc chi nhánh của trung tâm dịch vụ việc làm để được giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp.
Lưu ý, người lao động có thể nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại bất kỳ Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh nào gần nhất để thuận lợi cho mình trong quá trình giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bước 3: Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chế độ cho người lao động
Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và trao phiếu trực tiếp cho người nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện đối với người nộp hồ sơ qua đường bưu điện; trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 6 điều 1 nghị định 61/2020/NĐ-Cp thì trả lại người nộp và nêu rõ lý do.
Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện.
Người lao động chưa tìm được việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm xác nhận về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động vào sổ bảo hiểm xã hội và gửi lại người lao động cùng với quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chụp sổ bảo hiểm xã hội để lưu hồ sơ.
Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh) để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động; 01 bản đến người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 04: Chi trả trợ cấp thất nghiệp
– Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Các địa điểm nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
- Thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
- Cách tính thời gian và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp
- Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Mọi thắc mắc liên quan đến: Các địa điểm nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, bạn vui lòng liên hệ tới Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp.