Mức BHYT được hưởng khi KCB tại bệnh viện trái tuyến có giấy chuyển tuyến
Mức BHYT được hưởng khi KCB tại bệnh viện trái tuyến có giấy chuyển tuyến? Em bị tai nạn giao thông, được sơ cứu tại bệnh viện tuyến huyện (Phụ Dực-Thái Bình) sau đó có giấy chuyển tuyến về bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp ở Hải Phòng thì có được hưởng đúng tuyến không? Nơi đăng ký ban đầu của em tại Bệnh viện An Dương – Hải Phòng.
- Trường hợp cấp cứu không có giấy chuyển viện được hưởng BHYT không?
- Có giấy hẹn tái khám có cần phải xin lại giấy chuyển tuyến không?
- Khám bệnh không có giấy chuyển viện được hỗ trợ gì từ BHYT không?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về mức BHYT được hưởng khi KCB tại bệnh viện trái tuyến có giấy chuyển tuyến chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT:
“Điều 11. Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.
2. Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện, bao gồm cả các bệnh viện huyện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh (trong trường hợp bệnh viện huyện không có khoa y học cổ truyền).
3. Người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.”
Như vậy theo quy định trên, bạn có giấy chuyển tuyến đến Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp của bệnh viện tuyến huyện nơi bạn sơ cứu nên được coi là đúng tuyến và được hưởng 100% mức quyền lợi của đối tượng thẻ BHYT của bạn.
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận: Bạn khám chữa bệnh tại bệnh viện trái tuyến với nơi đăng ký khám chữa bệnh mà có giấy chuyển tuyến tại nơi trực tiếp điều trị cho bạn thì vẫn được hưởng 100% mức quyền lợi theo đối tượng tham gia BHYT.
Trên đây là bài viết về vấn đề mức BHYT được hưởng khi KCB tại bệnh viện trái tuyến có giấy chuyển tuyến.
Ngoài ra, bạn vui lòng tham khảo thêm các bài viết:
Chuyển tuyến theo yêu cầu và mức hưởng bảo hiểm y tế
Điều kiện chuyển người bệnh lên bệnh viện tuyến trên
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề về mức BHYT được hưởng khi KCB tại bệnh viện trái tuyến có giấy chuyển tuyến, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.