Nội dung câu hỏi:
Em muốn tham gia bảo hiểm xã hội nhưng doanh nghiệp của em rất ít lao động. Cho em hỏi, số lượng bao nhiêu lao động thì phải đóng bảo hiểm ạ? Nếu có người lao động đã 60 tuổi rồi thì có phải đóng bảo hiểm nữa không ạ? Thủ tục đóng bảo hiểm lần đầu như thế nào vậy ạ?
- Hồ sơ tham gia đóng BHXH lần đầu gồm những giấy tờ gì?
- Kê khai mẫu TK1-TS cho NLĐ tham gia đóng BHXH lần đầu
- Hướng dẫn điền mẫu TK3-TS cho công ty tham gia đóng BHXH lần đầu
Luật sư tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi Doanh nghiệp có bao nhiêu lao động thì phải đóng bảo hiểm xã hội tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Doanh nghiệp có bao nhiêu lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội;
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc tại doanh nghiệp bao gồm:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.”
Như vậy: Luật không quy định doanh nghiệp có bao nhiêu lao động thì phải đóng bảo hiểm xã hội, mà chỉ quy định đối tượng nào phải đóng bảo hiểm xã hội. Với trường hợp của bạn, dù công ty có ít người lao động nhưng nếu có lao động được ký kết hợp đồng từ 01 tháng trở lên thì sẽ phải đóng bảo hiểm cho những người lao động này.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Đối tượng miễn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quyết định 595/QĐ-BHXH
Người lao động 60 tuổi có phải đóng BHXH nữa không?
Căn cứ Khoản 9 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 123. Quy định chuyển tiếp
Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc”.
Như vậy, nếu người lao động 60 tuổi ở công ty bạn là người đang không hưởng lương hưu thì công ty và người lao động này vẫn phải tham gia đóng bảo hiểm bình thường.
Ngược lại, nếu người đang hưởng lương hưu thì công ty và người lao động này không phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Khi đó, công ty có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động này một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Hướng dẫn thủ tục tham gia BHXH lần đầu cho Doanh nghiệp;
Để tham gia BHXH lần đầu thì Doanh nghiệp cần phải thực hiện theo các bước sau:
Bước 01: Thực hiện xin cấp mã đơn vị đóng BHXH tại cơ quan BHXH huyện nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở.
Bước 02: Kê khai lao động và báo tăng lao động trên Phần mềm BHXH.
Bước 03: Thực hiện đóng tiền BHXH sau khi đã được cơ quan BHXH duyệt hồ sơ báo tăng;
Về việc hướng dẫn chi tiết từ a-z thủ tục, cách thức tham gia BHXH lần đầu cho Doanh nghiệp, bạn vui lòng tìm hiểu sâu tại bài viết sau: Hướng dẫn từ a-z thủ tục tham gia BHXH lần đầu cho Doanh nghiệp
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc về doanh nghiệp có bao nhiêu lao động thì phải đóng bảo hiểm xã hội; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội 24/7 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
-> Mức tiền lương tháng tối đa để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Điền mẫu 01B-HSB để giải quyết chế độ dưỡng sức sau thai sản như thế nào?
- Tính tiền BHXH một lần theo hệ số trượt giá năm 2023
- Năm 2021 phải đóng BHXH ở công ty nào khi có 02 HĐLĐ
- Đóng BHTN được 9 năm 9 tháng thì được hưởng bao nhiêu tháng?
- Thời điểm hưởng lương hưu cho người suy giảm khả năng lao động