Tỷ lệ lương hưu khi đóng BHXH ở nhà nước liên tục từ 1992 đến nay
Tôi là nữ giới; làm việc và đóng bảo hiểm xã hội ở nhà nước liên tục từ năm 1992 đến nay. Nay tôi đủ 56 tuổi; được ghi nhận trong sổ là có 34 năm đóng bảo hiểm. Xin hỏi tôi được tỷ lệ lương hưu là bao nhiêu và có được lấy 5 năm cuối trước khi nghỉ việc để làm căn cứ tính hay không?
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Có nên rút một lần khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
- Mức hưởng lương hưu hàng tháng tối thiểu của NLĐ đóng BHXH tự nguyện
Tư vấn chế độ hưu trí:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin trả lời bạn như sau:
Như thông tin bạn cung cấp: Bạn là lao động nữ làm việc trong biên chế nhà nước từ năm 1992 đến nay. Hiện tại và đã đủ 56 tuổi và đã đóng Bảo hiểm xã hội được 34 năm nên căn cứ vào khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 219 Bộ luật lao động năm 2019 thì bạn đã đủ điều kiện hưởng lương hưu. Theo đó, quyền lợi của bạn được xác định như sau:
Thứ nhất: Về tỷ lệ lương hưu
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%”.
Theo thông tin mà bạn cho biết, bạn là nữ; làm việc và đóng bảo hiểm xã hội ở nhà nước liên tục từ năm 1992 đến nay được ghi nhận trong sổ là có 34 năm đóng bảo hiểm. Tỉ lệ lương hưu của bạn được xác định như sau:
– 15 năm đầu được tính bằng 45%;
– Từ năm thứ 16 đến năm thứ 34 là 19 năm, tính thêm: 19 x 2% = 38%;
– Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 38% = 83% (chỉ tính tối đa bằng 75%);
Như vậy, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bạn là 75%.
Bên cạnh đó, do bạn có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng 75% (cao hơn 30 năm) nên còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo Điều 58 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 là: 4 năm x 0,5 tháng = 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Thứ hai, Về mức tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;…”
Tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900 6172
Do bạn làm việc và đóng bảo hiểm xã hội ở nhà nước từ năm 1992 đến nay vậy nên sẽ tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết:
- Thủ tục làm chế độ hưu chí cho người lao động tại công ty
- Đóng bảo hiểm 34 năm lãnh lương hưu bao nhiêu?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.