19006172

Về hưu trước tuổi do suy giảm sức khỏe hay theo diện tinh giản biên chế

Về hưu trước tuổi do suy giảm sức khỏe hay theo diện tinh giản biên chế

Tôi là nam giới, hiện nay 52 tuổi, tôi tham gia công tác ngành giáo dục từ tháng 10 năm 1987. Do sức khỏe tôi không tốt (bệnh Tiểu đường tuýp 2 hơn 13 năm, mổ đục thủy tinh thể hơn 8 năm, gai cột sống L2, L4, thận ứ nước độ 2 có sỏi,…), nay tôi muốn về hưu trước tuổi do đã đóng được 31 năm 9 tháng nhưng không biết chế độ tôi được hưởng khi về hưu trước tuổi như lương hưu, các khoản tiền theo 108 như thế nào, giám định sức khỏe ở cấp nào và các thủ tục như thế nào, thời gian nào tôi về là có lợi nhất?



Khi về hưu trước tuổiTư vấn chế độ hưu trí:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Về mức hưởng lương hưu khi về hưu trước tuổi do suy giảm sức khỏe, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì hiện bạn đã 52 tuổi và công tác từ tháng tính đến thời điểm hiện tại đã tham gia đóng BHXH được 31 năm 9 tháng. Hiện tại bạn muốn về hưu sớm thì có 02 cách: giám định sức khỏe để về hưu trước tuổi hoặc là về hưu theo diện tinh giản biên chế theo Nghị định 108.

Thứ nhất, về điều kiện và thủ tục giám định sức khỏe về hưu trước tuổi;

Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

“Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

Như vậy, đối với trường hợp này: bạn đã 52 tuổi và đóng bảo hiểm xã hội được hơn 30 năm nên bạn đã đủ điều kiện đi giám định sức khỏe để về hưu trước tuổi. Và nếu bạn bị suy giảm 81% khả năng lao động trở lên thì bạn được phép về hưu luôn ở tuổi 52;

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT thì hồ sơ – thủ tục giám định y khoa để về hưu trước tuổi thực hiện theo các bước như sau:

Bước 01: Công ty/Đơn vị của bạn có trách nhiệm lập hồ sơ gửi đến Trung tâm giám định y khoa để cho NLĐ được giám định, hồ sơ gồm có:

+ Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại phụ lục 1 kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT;

+ Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, Giấy xác nhận khuyết tật; 

+ Giấy tờ tùy thân có ảnh: CMND/ Căn cước còn hiệu lực.

Bước 2: Tiến hành khám giám định

Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật.

Trường hợp không khám giám định, trong thời gian 10 ngày làm việc, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng.

Bước 3: Nhận kết quả Biên bản giám định y khoa

Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi Hội đồng có kết luận, cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định y khoa.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Cách tính mức giảm lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi

Thứ hai, về hưu theo diện tinh giản biên chế theo Nghị định 108;

+) Điều kiện về hưu theo diện tinh giản biên chế: Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP về các trường hợp được tinh giản biên chế thì có tất cả 10 trường hợp. Vậy nếu bạn thuộc 1 trong 10 trường hợp đó sẽ được về hưu theo diện tinh giản. Tuy nhiên, chương trình tinh giản biên chế sẽ phải do người đứng đầu đơn vị của bạn có trách nhiệm triển khai thực hiện từ khâu: Tuyên truyền, xây dựng đề án, lập danh sách và gửi lên cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vậy, bạn cần liên hệ với Thủ trường cơ quan bạn để biết về chính sách tinh giản biên chế của cơ quan.

+) Các chế độ được nhận khi bạn thuộc đối tượng tinh giản biên chế: Căn cứ Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định 29/2023/NĐ-CP thì các chính sách tinh giản biên chế bao gồm: Về hưu trước tuổi; Chính sách thôi việc; Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước. Như vậy, hiện bạn đang muốn về hưu theo diện tinh giản biên chế thì áp dụng theo Điều 6 Nghị định 29/2023/NĐ-CP.

Tuy nhiên, bạn mới có 52 tuổi và đóng được hơn 31 năm BHXH nên bạn không đủ điều kiện về hưu do tinh giản biên chế vì bạn không đủ điều kiện về tuổi. Khi về hưu theo diện tinh giản, tuổi đời được thấp hơn so tuổi về hưu chuẩn là không quá 5 tuổi đối với nam (tức là 55 tuổi 9 tháng) theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 29/2023/NĐ-CP.

Bạn vui lòng tham khảo vấn đề này tại bài viết: Quyền lợi khi nghỉ hưu của đối tượng thuộc chính sách tinh giản biên chế

Khi về hưu trước tuổi

Tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900 6172

Kết luận: Bạn nên xem xét xem bạn thuộc diện về hưu sớm nào (suy giảm khả năng lao động hay tinh giản biên chế), nếu được về hưu sớm thì về càng sớm càng tốt sẽ có lợi cho bạn. Còn đối với 2 cách về hưu nêu trên thì về theo diện tinh giản biên chế sẽ lợi hơn.

Ngoài ra, bạn vui lòng tham khảo thêm các bài viết sau:

Nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam