NLĐ hưởng chế độ thai sản năm 2020 có bị ảnh hưởng gì do dịch không
NLĐ hưởng chế độ thai sản năm 2020 có bị ảnh hưởng gì do dịch không? Em là giáo viên mầm non dạy ở trường tư thục, em làm thâm niên 2 năm ,và tham gia bảo hiểm xã hộ tính đến tháng 3/2020 là 1 năm 9 tháng, theo tin tức em mới đọc trên báo thì nhà nước mình đang tính đến phương án tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí tử tuất đến tháng 12/2020 . Hiện tại em đang mang thai 2 tháng rưỡi, dự sinh vào tháng 10/2020. Vậy nếu tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội thì đến lúc em sinh bé, em có được hưởng lương chế độ thai sản hay không ạ ? Mức hưởng thai sản lúc em sinh tính thế nào? Có được nhận tiền trợ cấp một lần không? Em thật sự hoang mang lắm ạ…
- Tạm ngừng đóng BHXH do dịch covid thì có được hưởng thai sản không
- Có được lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn do dịch Covid-19?
Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, tạm dừng đóng BHXH có ảnh hưởng đến người hưởng thai sản không
Hiện nay công văn 860 công văn BHXH Việt Nam có hướng dẫn về việc tạm dừng đóng BHXH vào 02 quỹ là hưu trí và tử tuất. Do đó, hiện này chỉ cho phép doanh nghiệp và người lao động sẽ không phải đóng vào 02 quỹ này. Tỷ lệ là 22% (người lao động là 8%, doanh nghiệp là 14%).
Do BHXH chỉ hướng dẫn tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất nên trong thời gian này người lao động và doanh nghiệp vẫn phải đóng vào các quỹ ốm đau – thai sản, quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, quỹ Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Theo đó, hàng tháng người lao động phải đóng 1,5% bảo hiểm y tế, 1% bảo hiểm thất nghiệp (tổng là 2,5%); doanh nghiệp phải đóng là 3% quỹ ốm đau- thai sản, 3% quỹ bảo hiểm y tế, 0,5% quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, 1% bảo hiểm thất nghiệp (tổng là 7,5%). Như vậy, hàng tháng doanh nghiệp và người lao động vẫn phải đóng 10% các loại bảo hiểm.
Khi doanh nghiệp hàng tháng vẫn đóng vào quỹ ốm đau thai sản nên việc dừng đóng BHXH của doanh nghiệp không có ảnh hưởng gì đến những lao động sẽ hưởng chế độ thai sản trong năm 2020. Vì vậy, trường hợp của bạn nếu bên trường học của bạn làm thủ tục xin tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí tử tuất theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam thì sẽ không ảnh hưởng đến việc hưởng chế độ thai sản của bạn khi bạn sinh vào tháng 10/2020.
Thứ hai, mức hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:
“Điều 12. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Mức hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.”
Theo đó, mức hưởng chế độ thai sản được tính bằng mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề nhất trước khi nghỉ việc. Hiện nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn về việc tính lại mức hưởng thai sản của người lao động do bị dịch bệnh nên khi bạn hưởng chế độ thai sản vẫn tính theo quy định trên.
Thứ ba, trợ cấp một lần khi sinh con đối với lao động nữ
Căn cứ theo quy định Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con”.
Căn cứ theo Khoản 7 Điều 3 Nghị quyết 86/2019/QH14 quy định như sau:
“Điều 3. Giao Chính phủ thực hiện một số biện pháp điều hành nhiệm vụ tài chính – ngân sách năm 2020
7. Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2020″.
Như vậy, theo quy định trên thì từ ngày 01/07/2020 mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh tăng từ 1.490.000 đồng lên thành 1.600.000 đồng. Do đó, nếu bạn sinh con từ ngày 10/2020 thì bạn sẽ được tăng mức hưởng trợ cấp một lần bằng: 1.600.000 đồng x 2 = 3.200.000 đồng.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
–> NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI TẠM DỪNG ĐÓNG BẢO HIỂM DO DỊCH COVID