5 trường hợp xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất
Xin chào anh chị, cho em hỏi về quy định mới của Bảo hiểm thất nghiệp được không? Theo em biết thì vừa mới có văn bản mới quy định về bảo hiểm thất nghiệp nhưng không biết là sẽ có hiệu lực áp dụng vào thời điểm nào? Vậy nghị định đang áp dụng là nghị định 28/2015/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực hay sao? Những trường hợp nào sẽ được xác định là NLĐ đang đóng bảo hiểm thất nghiệp? Xin cảm ơn.
- Xác định số tháng đóng BHTN để đủ điều kiện hưởng TCTN
- Nghỉ việc hưởng thai sản có được ghi nhận đóng BHTN không?
Hỗ trợ tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, hiệu lực thi hành của Nghị định 61/2020/NĐ-CP về Bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Nghị định 61/2020/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“Điều 2. Bãi bỏ một số quy định của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
Bãi bỏ khoản 3, khoản 4 Điều 10; bãi bỏ khoản 4 Điều 18; khoản 3, khoản 5, khoản 6 Điều 22 và khoản 11 Điều 30.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2020.
2. Đối với người sử dụng lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa có quyết định về việc hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
3. Đối với người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa có quyết định về việc hỗ trợ học nghề thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.”
Như vậy, theo quy định trên thì Nghị định 61/2020/NĐ-CP chỉ sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điểm cụ thể là khoản 3, khoản 4 Điều 10; bãi bỏ khoản 4 Điều 18; khoản 3, khoản 5, khoản 6 Điều 22 và khoản 11 Điều 30 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP. Bên cạnh đó, Nghị định 61/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2020.
Thứ hai, 5 trường hợp xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định 61/2020/NĐ-CP thì sẽ có 5 trường hợp được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
+) Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
+) Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
+) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
+) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
+) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, Nghị định 61/2020/NĐ-CP đã có sự bổ sung và hướng dẫn cụ thể hơn về các trường hợp được xác định là đang đóng BHTN so với Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
->Có được hưởng TCTN khi tháng cuối không đóng BHTN không?
- Có hai sổ bảo hiểm có thể mang một sổ đi nhận BHXH một lần không?
- Sinh con lần thứ 2 có được hưởng chế độ thai sản nữa không?
- Thủ tục giảm trùng bảo hiểm xã hội năm 2023 như thế nào?
- Trùng quá trình đóng bảo hiểm có được nghỉ khi vợ sinh không?
- Có được hưởng BHYT khi đi khám chữa bệnh vào ngày nghỉ lễ hay không?