Điều chỉnh lương với người được điều chỉnh chức danh nghề độc hại
Điều chỉnh lương với người được điều chỉnh chức danh nghề độc hại. Tôi nghe nói có luật mới về điều chỉnh giải quyết chế độ hưu trí theo chức danh nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm. Tôi vừa được điều chỉnh chức danh nghề thành nghề độc hại thì quyền lợi của tôi được hưởng là gì?
- Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm xác định thế nào?
- Thời điểm nghỉ hưu khi làm công việc nặng nhọc
- Mức lương khi nghỉ hưu trước tuổi với người làm công việc nặng nhọc, độc hại
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi Điều chỉnh lương với người được điều chỉnh chức danh nghề độc hại tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Về vấn đề Điều chỉnh lương với người được điều chỉnh chức danh nghề độc hại cần căn cứ theo Điều 1 Công văn 3449/BHXH-CSXH như sau:
“1. Người lao động đang làm việc hoặc đã nghỉ việc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng chế độ hưu trí mà được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản đồng ý cho điều chỉnh chức danh nghề, công việc trên sổ BHXH thì BHXH tỉnh thực hiện điều chỉnh chức danh nghề, công việc trên sổ BHXH để làm căn cứ giải quyết chế độ hưu trí hoặc điều chỉnh mức lương hưu.
Về thành phần hồ sơ, quy trình, thẩm quyền điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH thực hiện theo quy định tại Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của BHXH Việt Nam.
Đối với trường hợp đã hưởng chế độ hưu trí, căn cứ hồ sơ theo quy định, BHXH tỉnh nơi quản lý và chi trả lương hưu tiến hành điều chỉnh mức hưởng chế độ hưu trí kể từ thời điểm hưởng lương hưu và chi trả kịp thời số tiền được truy lĩnh (nếu có) cho người hưởng“.
Vì bạn không nói rõ trường hợp của bạn là đang làm việc, đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đang hưởng lương hưu nên trường hợp của bạn sẽ có thể giải quyết như sau:
Trường hợp một: bạn là người lao động đang làm việc hoặc người đã nghỉ việc bảo lưu thời gian đóng BHXH
Trong trường hợp này, bạn được điều chỉnh chức danh nghề, công việc ghi trên sổ BHXH để làm căn cứ cho giải quyết chế độ hưu trí sau này.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 8 và Điều 11 Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 04 năm 2015 khi xây dựng thang bảng lương thì mức lương và khoản trợ cấp thêm cho lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại được quy định như sau:
– Đối với trường hợp đưa yếu tố điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thiết kế các mức lương trong thang lương, bảng lương thì mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
– Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
+ Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
+ Công ty rà soát phân loại điều kiện lao động, so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp, bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, nếu như đang làm việc thì bạn sẽ được điều chỉnh tăng mức tiền lương và phụ cấp theo quy định trên. Tùy thuộc vào chức danh bạn đang làm việc thuộc trường hợp lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay đặc biệt độc hại, nguy hiểm mà mức lương sẽ cao hơn so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
Trường hợp hai: bạn đang hưởng lương hưu
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Công văn 3449/BHXH-CSXH, BHXH tỉnh nơi quản lý và chi trả lương hưu tiến hành điều chỉnh mức hưởng chế độ hưu trí kể từ thời điểm hưởng lương hưu và chi trả kịp thời số tiền được truy lĩnh (nếu có) cho bạn.
Trên đây là bài viết về vấn đề Điều chỉnh lương với người được điều chỉnh chức danh nghề độc hại. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Cách tính tiền lương làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm
Người lao động cao tuổi có được làm công việc nặng nhọc độc hại?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về điều chỉnh lương với người được điều chỉnh chức danh nghề độc hại; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Vợ đóng bảo hiểm xã hội thì chồng có được nghỉ việc khi vợ sinh?
- Mức hỗ trợ học nghề cho NLĐ đang hưởng TCTN năm 2023
- Thời gian người lao động hưởng chế độ ốm đau do bệnh dài ngày hiện nay
- Bao nhiêu tháng không thông báo việc làm thì bị chấm dứt hưởng TCTN?
- Nghỉ ốm đau dài ngày xong đi làm lại ở công ty dùng thẻ BHYT nào?