19006172

Đang hưởng thai sản mà nghỉ việc có ảnh hưởng quyền lợi bảo hiểm?

Nội dung câu hỏi:

Kính gửi Trung Tâm tư vấn. Em mới vào doanh nghiệp làm việc và đóng bảo hiểm từ tháng 4/2016 đến nay, hiện giờ em đang mang bầu tháng thứ 8, dự tính sinh vào khoảng tháng 8 năm 2024 này, nhưng sức khỏe của em rất yếu, mà tháng sau lại sinh mổ, em đang muốn khi nghỉ sinh em sẽ xin nghỉ việc luôn thì không biết em có đủ điều kiện hưởng thai sản hay không?

Và thủ tục chốt bảo hiểm như thế nào? Sau khi em nghỉ sinh thì báo cắt bảo hiểm luôn hay chờ sau khi nghỉ đủ 6 tháng với báo cắt bảo hiểm ạ? Thời điểm báo cắt bảo hiểm có ảnh hưởng gì đến quyền lợi bảo hiểm của em không?

Em rất mong nhận được câu trả lời tư vấn của Trung tâm. Em xin chân thành cảm ơn!



Hưởng thai sảnTư vấn chế độ thai sản:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấnVới trường của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Điều kiện hưởng chế độ thai sản của người lao động

Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Theo thông tin bạn đưa ra, bạn tham gia BHXH từ tháng 4/2016, nếu hiện tại bạn xin nghỉ sinh con thì bạn đóng được hơn  6 tháng BHXH. Như vậy, bạn đã đủ điều kiện để hưởng thai sản khi sinh.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:

“2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội được hướng dẫn như sau:

b) Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.

Khi nào công ty sẽ báo giảm nghỉ việc cho người lao động;

Căn cứ theo quy định tại Công văn số 1734/BHXH-QLT của Bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh có quy định như sau:

“10. Thời hạn khai báo hồ sơ

10.1. Đơn vị có thể lập hồ sơ phát sinh tăng, giảm, điều chỉnh lao động, tiền lương của tháng vào tất cả các ngày trong tháng qua hệ thống giao dịch điện tử. Tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác theo dõi quản lý hồ sơ trường hợp giảm hoặc điều chỉnh đơn vị có thể thực hiện mỗi tháng một lần.”

Như vậy, theo quy định này thì trường hợp nếu bạn sinh con mà nghỉ việc luôn thì công ty sẽ căn cứ vào thời gian xin nghỉ việc của bạn để lập hồ sơ báo giảm đúng theo quy định nhằm đảm bảo quyền lợi của bạn.

Về cách thức báo giảm bảo hiểm, bạn tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn Báo giảm trên Phần mềm bảo hiểm Việt Nam

Hưởng thai sảnTư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172

Theo đó: Thời gian hưởng chế độ thai sản sau kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, bạn nên chấm dứt hợp đồng lao động sau khi đã nghỉ hết chế độ thai sản để thời gian này được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, dù chấm dứt hợp đồng ở thời điểm nào bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Về thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội:

Bạn có thể căn cứ theo Phiếu giao nhận hồ sơ 620/…/THU quy định về hồ sơ trong trường hợp báo giảm lao động đóng BHXH, BHYT. Theo đó, bên công ty bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

–  Sổ BHXH (mẫu sổ cũ, 01 sổ/người)  hoặc tờ bìa sổ BHXH (sổ mẫu mới, 01 tờ bìa/người)

– Các tờ rời sổ (nếu có);

–  Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản)

Lưu ý: Trên thực tế, Về việc nhận tờ rời BHXH qua bưu điện, theo quy định, đối với sổ BHXH của người lao động đã được cơ quan BHXH rà soát in tờ rời đến năm 2016, khi người lao động thôi việc thì đơn vị lập hồ sơ báo giảm, căn cứ hồ sơ báo giảm, cơ quan BHXH sẽ in tờ rời xác nhận sổ của thời gian tiếp theo chuyển cho đơn vị để trả người lao động (người lao động không phải nộp lại sổ cho cơ quan BHXH). Như vậy, đối với sổ BHXH của người lao động đã được cơ quan BHXH rà soát in tờ rời đến năm 2016, khi người lao động thôi việc, đơn vị không cần phải nộp hồ sơ chốt sổ, cơ quan BHXH căn cứ hồ sơ báo giảm in tờ rời chốt sổ chuyển về đơn vị để trả cho người lao động.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: 

Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về hưởng thai sản khi nghỉ việc; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam