Thời hạn thanh toán lại chi phí KCB vượt quá 6 tháng lương cơ sở
Tôi tham gia BHYT tự nguyện 5 năm liên tục từ ngày 31/12/2015. Trong năm 2021 tôi đã đồng chi trả với BHYT lên đến gần 45 triệu nhưng bây giờ tôi mới được biết thông tin tôi sẽ được bảo hiểm trả lại số tiền chi trả vượt quá 6 tháng lương cơ sở. Cho tôi, hồ sơ thanh toán lại gồm những giấy tờ gì? Và cho tôi hỏi bây giờ tôi làm thủ tục thanh toán lại số tiền đã bỏ ra có được không?
- Quên mang thẻ BHYT có được thanh toán lại chi phí khám chữa bệnh?
- Thủ tục thanh toán lại viện phí vượt quá 6 tháng lương cơ sở
Dịch vụ tư vấn Bảo hiểm y tế trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi thời hạn thanh toán lại chi phí KCB vượt quá 6 tháng lương cơ sở của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, hồ sơ thanh toán lại khoản tiền đồng chi trả vượt quá 6 tháng lương cơ sở;
Theo quy định tại điển b Khoản 3 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
“b) Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả lũy kế trong năm tài chính tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau hoặc tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lớn hơn 06 tháng lương cơ sở thì người bệnh mang chứng từ đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ bảo hiểm y tế để thanh toán số tiền cùng chi trả lớn hơn 06 tháng lương cơ sở và nhận giấy xác nhận không phải cùng chi trả trong năm đó;”
Ngoài ra, căn cứ vào Điều 28 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 28. Hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp
1. Các giấy tờ là bản chụp (kèm theo bản gốc để đối chiếu) gồm:
a) Thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng minh nhân thân theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
b) Giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán.
2. Hóa đơn và các chứng từ có liên quan.”
Từ quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn, bạn đã đồng chi trả với bảo hiểm y tế trong năm 2021 vượt 6 tháng lương cơ sở (1.490.000 * 6 tháng) nên số tiền bạn vượt quá sẽ được Bảo hiểm xã hội thanh toán lại. Do đó, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ sau để được thanh toán: Thẻ Bảo hiểm y tế của bạn còn giá trị sử dụng; Chứng minh thư hoặc căn cước công dân; Giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán; Hóa đơn, chứng từ khác chứng minh việc bạn đã thanh toán tiền BHYT tại bệnh viện. Sau đó, bạn nộp đầy đủ các giấy tờ trên đến Cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ BHYT cho bạn để thanh toán lại tiền.
Thứ hai, thời hạn thanh toán lại chi phí KCB vượt quá 6 tháng lương cơ sở;
Căn cứ vào điểm b Khoản 3 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 27. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh một số trường hợp
3. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định này:
c) Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả vượt quá 06 tháng lương cơ sở được tính từ ngày 01 tháng 01, quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi của người bệnh kể từ thời điểm người bệnh tham gia đủ 05 năm liên tục đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó.”
Đồng thời, theo quy định tại Khoản 5 Điều 26 Quyết định 1399/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 16. Thanh toán trực tiếp
5. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT phát sinh trong năm tài chính đến hết quý I năm sau; cơ sở y tế không cung ứng đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế, để người bệnh tự mua có trách nhiệm hoàn trả tiền cho người bệnh; tổng hợp thanh toán với cơ quan BHXH theo quy định. BHXH tỉnh thông báo quy định này để người tham gia BHYT biết và được đảm bảo đầy đủ quyền lợi BHYT”.
Như vậy, theo quy định trên khi số tiền đồng chi trả lũy kế trong năm tài chính lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì sẽ được thanh toán lại số tiền vượt quá, và thời gian thanh toán lại là đến hết quý I năm sau. Dẫn chiếu đến trường hợp bạn tham gia BHYT tự nguyện 5 năm liên tục từ ngày 31/12/2015 và đồng chi trả trong năm 2021 là 45 triệu đồng (vượt quá 6 tháng lương cơ sở là 8.940.000 đồng), tuy nhiên hiện nay là tháng 5/2021 thuộc quý II của năm 2022 nên bạn đã hết thời hạn nộp hồ sơ thanh toán lại số tiền vượt quá.
Trên đây là bài viết về thời hạn thanh toán lại chi phí KCB vượt quá 6 tháng lương cơ sở. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Khám bệnh ở bệnh viện tư nhân có được hưởng BHYT không?
Thẻ BHYT ghi sai thông tin về thời điểm 5 năm liên tục
Nếu có vấn đề gì vướng mắc về thời hạn thanh toán lại chi phí KCB vượt quá 6 tháng lương cơ sở, bạn có thể liên hệ đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp
- Thời gian nộp hồ sơ thai sản được quy định như thế nào?
- Thời gian tính thời điểm 5 năm liên tục của thẻ BHYT có được gián đoạn không?
- Mức hưởng chế độ thai sản đối với nhân viên trường tiểu học
- Cách tính chế độ phá thai bệnh lý thì phải làm như thế nào?
- Quy định chế độ thai sản cho cả vợ và chồng khi thai chết lưu