Đóng bảo hiểm 17 năm lãnh được bao nhiêu tiền
Chào anh chị, tôi đóng bảo hiểm xã hội được 17 năm 3 tháng thì tôi được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là bao nhiêu. Mong anh chị tính giúp ạ. Quá trình đóng bảo hiểm của tôi như sau:
Năm 1998: Từ tháng 2/1998 – 2/1998 là 01 tháng với mức đóng là 58.8 USD; Từ tháng 03/1998 – 6/1998 là 4 tháng với mức đóng là 66.8 USD; Từ tháng 7/1998 – 7/1998 là 1 tháng với mức đóng là 66.8 USD;
Năm 1999: Từ tháng 01/1999 – 10/1999 là 10 tháng với mức đóng 597.500 đồng; Từ tháng 11/1999 – 12/1999 là 2 tháng với mức đóng là 1.599.650 đồng;
Năm 2000: Từ tháng 1/2000 – 12/2000 là 12 tháng với mức đóng là 1.599.650 đồng
Năm 2001: Từ tháng 1/2001 – 12/2001 là 12 tháng với mức đóng là 1.599.650 đồng
Năm 2002: Từ tháng 01/2002 – 12/2002 là 12 tháng với mức đóng là 115 USD
Năm 2003: Từ tháng 01/2003 – 07/2003 là 7 tháng với mức đóng là 115 USD; Từ tháng 8/2003 – 12/2003 là 5 tháng với mức đóng là 135 USD;
Năm 2004:Từ tháng 01/2004 – 12/2004 là 12 tháng với mức đóng là 135 USD
Năm 2005: Từ tháng 1/2005 – 1/2005 là 1 tháng với mức đóng là 135 USD; Từ tháng 2/2005 – 12/2005 là 11 tháng với mức đóng là 2.34
Năm 2006: Từ tháng 1/2006 – 12/2006 là 12 tháng với mức đóng là 2.34
Năm 2007: Từ tháng 1/2007 – 6/2007 là 6 tháng với mức đóng là 7.374.258 đồng; Từ tháng 7/2007 – 12/2007 là 6 tháng với mức đóng là 7.388.456 đồng
Năm 2008: Từ tháng 01/2008 – 6/2008 là 6 tháng với mức đóng là 8.056.000 đồng; Từ tháng 7/2008 – 12/2008 là 6 tháng với mức lương là 8.258.500 đồng
Năm 2009: Từ 1/2009 – 3/2009 là 3 tháng với mức đóng là 8.487.500 đồng; Từ 4/2009 – 4/2009 là 1 tháng với mức đóng là 10.800.000 đồng; Từ tháng 5/2009 – 5/2009 là 1 tháng với mức đóng là 11.882.500 đồng; Từ tháng 6/2009 – 12/2009 là 7 tháng với mức đóng là 13.000.000 đồng;
Năm 2010: Từ tháng 01/2010 – 4/2010 là 4 tháng với mức đóng là 13.000.000 đồng; Từ tháng 5/2010 – 5/2010 là 1 tháng với mức đóng là 14.523.210 đồng; Từ tháng 6/2010 – 12/2010 là 7 tháng với mức đóng là 14.600.000 đồng;
Năm 2011: Từ tháng 1/2011 – 4/2011 là 4 tháng với mức đóng là 14.600.000 đồng; Từ tháng 5/2011 – 12/2011 là 8 tháng với mức đóng là 16.600.000 đồng
Năm 2012: Từ tháng 1/2012 – 4/2012 là 4 tháng với mức đóng là 16.600.000 đồng; Từ tháng 5/2012 – 11/2012 là 7 tháng với mức đóng là 18.750.200; Từ tháng 12/2012/-12/2012 là 1 tháng với mức đóng là 16.349.980
Năm 2013: Từ tháng 1/2013 – 6/2013 là 6 tháng với mức đóng là: 16.349.980; Từ tháng 7/2013 – 12/2013 là 6 tháng với mức đóng là 16.513.260
Năm 2014: Từ tháng 1/2014 – 6/2014 là 6 tháng với mức đóng là 16.513.260 = 6 tháng * 16.513.260 * 1.2 = 118.895.472; Từ tháng 7/2014 – 9/2014 là 3 tháng với mức đóng là 16.678.110
Năm 2022: Từ tháng 1/2022 – 7/2022 là 7 tháng với mức đóng là 5.000.000 đồng
- Hồ sơ và mức hưởng Bảo hiểm xã hội một lần
- Nghỉ việc xong rút bảo hiểm xã hội một lần luôn được không?
- Các trường hợp nhận BHXH 1 lần sau khi nghỉ việc
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với trường hợp của bạn: Đóng bảo hiểm 17 năm rút được bao nhiêu tiền, Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014, quy định về cách tính mức hưởng BHXH 1 lần như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần:
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”
Theo quy định trên cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần được chi trả dựa trên thời gian người lao động tham gia BHXH và mức bình quân tiền lương (Mbqtl) tháng đóng BHXH như sau:
Mức hưởng= (1,5 x Mbpl x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + ( 2 x Mbql x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 )
Theo đó, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được áp dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
“Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.”
Như vậy, cách tính bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp của bạn sẽ thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 01: xác định hệ số trượt giá: năm 2022 đang được áp dụng theo Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH;
Bước 02: xác định số tháng hưởng BHXH 1 lần: Bạn có 15 năm 11 tháng đóng BHXH trước năm 2014 và 1 năm 4 tháng đóng BHXH từ sau năm 2014. Vậy bạn được hưởng 27.5 tháng mức bình quân tiền lương.
Bước 3: Tính mức bình quân tiền lương:
Năm 1998:
– Từ tháng 2/1998 – 2/1998 là 01 tháng với mức đóng là 58.8 USD = 1 tháng * 58.8 USD * 11.175 đồng * 3.68 = 2.418.091.
– Từ tháng 03/1998 – 6/1998 là 4 tháng với mức đóng là 66.8 USD = 4 tháng * 66.8 USD * 11.175 đồng * 3.68 = 10.988.333.
– Từ tháng 7/1998 – 7/1998 là 1 tháng với mức đóng là 66.8 USD = 1 tháng * 66.8 USD * 11.807 đồng * 3.68 = 2.902.444.
– Từ tháng 8/1998 – 12/1998 là 5 tháng với mức đóng là 597.500 đồng = 5 tháng * 597.500 * 3.68 = 10.994.000.
Năm 1999:
– Từ tháng 01/1999 – 10/1999 là 10 tháng với mức đóng 597.500 đồng = 10 tháng * 597.500 * 3.53 = 2.091.750
– Từ tháng 11/1999 – 12/1999 là 2 tháng với mức đóng là 1.599.650 đồng = 2 tháng * 1.599.650 * 3.53 = 11.293.529
Năm 2000:
– Từ tháng 1/2000 – 12/2000 là 12 tháng với mức đóng là 1.599.650 đồng = 12 tháng * 1.599.650 * 3.58 = 68.720.964
Năm 2001:
– Từ tháng 1/2001 – 12/2001 là 12 tháng với mức đóng là 1.599.650 đồng = 12 tháng * 1.599.650 * 3.59 = 68.912.922
Năm 2002:
– Từ tháng 01/2002 – 12/2002 là 12 tháng với mức đóng là 115 USD = (6 tháng * 115 USD * 15.070 * 3.46) + (6 tháng * 115 USD * 15.260 * 3.46) = 72.409.842
Năm 2003:
– Từ tháng 01/2003 – 07/2003 là 7 tháng với mức đóng là 115 USD = (6 tháng * 115 USD * 15.368 * 3.35) +(1 tháng * 115 USD * 15.463 * 3.35) = 41.480.253
– Từ tháng 8/2003 – 12/2003 là 5 tháng với mức đóng là 135 USD = 5 tháng * 135 USD * 15.463 * 3.35 = 34.965.709
Năm 2004:
– Từ tháng 01/2004 – 12/2004 là 12 tháng với mức đóng là 135 USD = (6 tháng * 135 USD * 15.610 * 3.11) +(6 tháng * 135 USD * 15.691 * 3.11) = 78.850.349
Năm 2005:
– Từ tháng 1/2005 – 1/2005 là 1 tháng với mức đóng là 135 USD = (1 tháng * 135 USD * 15.746 * 2.78) = 6.100.788
– Từ tháng 2/2005 – 12/2005 là 11 tháng với mức đóng là 2.34 = 11 tháng * 2.34 * 1.490.000 đồng = 38.352.600
Năm 2006:
– Từ tháng 1/2006 – 12/2006 là 12 tháng với mức đóng là 2.34 = 12 tháng * 2.34 * 1.490.000 đồng = 41.839.200
Năm 2007:
– Từ tháng 1/2007 – 6/2007 là 6 tháng với mức đóng là 7.374.258 đồng = 6 tháng * 7.374.258 * 2.47 = 109.286.504
– Từ tháng 7/2007 – 12/2007 là 6 tháng với mức đóng là 7.388.456 đồng = 6 tháng * 7.388.456 * 2.47 = 109.496.918
Năm 2008:
– Từ tháng 01/2008 – 6/2008 là 6 tháng với mức đóng là 8.056.000 đồng = 6 tháng * 8.056.000 * 2.01 = 97.155.360
– Từ tháng 7/2008 – 12/2008 là 6 tháng với mức lương là 8.258.500 đồng = 6 tháng * 8.258.500 đồng * 2.01 = 99.597.510
Năm 2009:
– Từ 1/2009 – 3/2009 là 3 tháng với mức đóng là 8.487.500 đồng = 3 tháng * 8.487.500 * 1.88 = 47.869.500
– Từ 4/2009 – 4/2009 là 1 tháng với mức đóng là 10.800.000 đồng = 1 tháng * 10.800.000 đồng * 1.88 = 20.304.000
– Từ tháng 5/2009 – 5/2009 là 1 tháng với mức đóng là 11.882.500 đồng = 1 tháng * 11.882.500 * 1.88 = 22.339.100
– Từ tháng 6/2009 – 12/2009 là 7 tháng với mức đóng là 13.000.000 đồng = 7 tháng * 13.000.000 * 1.88 = 171.080.000
Năm 2010:
– Từ tháng 01/2010 – 4/2010 là 4 tháng với mức đóng là 13.000.000 đồng = 4 tháng * 13.000.000 đồng * 1.72 = 89.440.000
– Từ tháng 5/2010 – 5/2010 là 1 tháng với mức đóng là 14.523.210 đồng = 1 tháng * 14.523.210 * 1.72 = 24.995.401
– Từ tháng 6/2010 – 12/2010 là 7 tháng với mức đóng là 14.600.000 đồng = 7 tháng * 14.600.000 đồng * 1.72 = 175.784.000
Năm 2011:
– Từ tháng 1/2011 – 4/2011 là 4 tháng với mức đóng là 14.600.000 đồng = 4 tháng * 14.600.000 đồng 1.45 = 84.680.000
– Từ tháng 5/2011 – 12/2011 là 8 tháng với mức đóng là 16.600.000 đồng = 8 tháng * 16.600.000 * 1.45 = 192.560.000
Năm 2012:
– Từ tháng 1/2012 – 4/2012 là 4 tháng với mức đóng là 16.600.000 đồng = 4 tháng * 16.600.000 * 1.33 = 88.312.000
– Từ tháng 5/2012 – 11/2012 là 7 tháng với mức đóng là 18.750.200 = 7 tháng * 18.750.200 * 1.33 = 174.517.812
– Từ tháng 12/2012/-12/2012 là 1 tháng với mức đóng là 16.349.980 = 1 tháng * 16.349.980 * 1.33 = 21.745.473
Năm 2013:
– Từ tháng 1/2013 – 6/2013 là 6 tháng với mức đóng là: 16.349.980 = 6 tháng * 16.349.980 * 1.25 = 122.624.850
– Từ tháng 7/2013 – 12/2013 là 6 tháng với mức đóng là 16.513.260 = 6 tháng * 16.513.260 * 1.25 = 123.849.450
Năm 2014:
– Từ tháng 1/2014 – 6/2014 là 6 tháng với mức đóng là 16.513.260 = 6 tháng * 16.513.260 * 1.2 = 118.895.472
– Từ tháng 7/2014 – 9/2014 là 3 tháng với mức đóng là 16.678.110 = 3 tháng * 16.678.110 * 1.2 = 60.041.196
Năm 2022:
– Từ tháng 1/2022 – 7/2022 là 7 tháng với mức đóng là 5.000.000 đồng = 7 tháng * 5.000.000 đồng * 1 = 35.000.000
Mức bình quân tiền lương trong toàn bộ thời gian đóng là 17 năm 3 tháng = 2.500.895.319/207 tháng = 12.081.620
Vậy tiền BHXH 1 lần bạn nhận được là: 27.5 tháng * 12.081.620 = 332.244.547 đồng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Có được hưởng tiền trượt giá khi tính BHXH 1 lần không?
- Tiền trượt giá khi nhận BHXH một lần được hiểu như thế nào?
Nếu còn vướng mắc về: Đóng bảo hiểm 17 năm rút được bao nhiêu tiền; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được gặp các chuyên viên tư vấn.
- Chế độ tử tuất cho thân nhân người lao động đã nghỉ việc
- Làm việc ở nhà nước trước 1995 tính tiền lương bao nhiêu tháng cuối?
- Giải quyết chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn giao thông chết
- Phải chờ con vào lớp 1 thì mới có thể dùng thẻ BHYT đúng không?
- Có được nhận tiền trợ cấp ốm đau qua thẻ ATM không?